Đảm bảo thực thi hiệu quả quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Theo chương trình, ngày 6/11, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng, trong đó hoàn chỉnh thêm một bước các quy định về tự chủ đại học nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
Minh bạch quyền tự chủ Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ khái niệm tự chủ là quyền được tự xác định mục tiêu, lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định, có trách nhiệm giải trình về các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, dự thảo Luật chỉnh sửa nội dung Điều 32 về quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo hướng nêu rõ các điều kiện để được tự chủ; cụ thể hóa các nội dung tự chủ về chuyên môn học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản cũng như chi tiết hóa nội dung về trách nhiệm giải trình và yêu cầu đặt ra đối với cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện tự chủ. Dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định rõ khái niệm về trách nhiệm giải trình; quy định cụ thể các nội dung nhà trường phải công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường, cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo. Dự thảo Luật quy định, để được giao quyền tự chủ nhà trường phải đạt kiểm định của một tổ chức kiểm định được Nhà nước công nhận. Ghi nhận những chỉnh lý về nội dung này, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, dự thảo Luật phải phân định rõ, minh bạch quyền tự chủ một cách đầy đủ đối với những cơ sở giáo dục đại học công lập có đủ điều kiện và các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa đủ điều kiện. Bên cạnh đó, cần làm rõ hơn quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tư thục. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mô hình đại học quốc gia, đại học vùng tiếp tục khẳng định trong dự thảo Luật nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền tự chủ của các trường đại học, khoa, viện, trung tâm là thành viên đại học quốc gia và thành viên của đại học vùng.Vướng mắc lớn trong mô hình đại học quốc gia, đại học vùng chính là quan hệ pháp lý và quyền tự chủ của các trường, viện thành viên.
“Thực tế, ngay trong hai Đại học Quốc gia thì những trường thành viên cũng cảm thấy chưa được tự chủ.
Vì vậy, mối quan hệ giữa trường thành viên với Đại học Quốc gia, thành viên đại học vùng cũng phải quy định rõ trong Luật này”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường Coi tự chủ đại học là cần thiết và phù hợp với xu thế chung, đồng thời cũng là nội dung then chốt cần giải quyết triệt để, nhiều ý kiến cho rằng, đi đôi với mở rộng tự chủ là tăng cường trách nhiệm giải trình, đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý thống nhất về tên gọi Hội đồng trường ở cả trường công lập và tư thục; phân biệt Hội đồng trường với Hội đồng đại học. Hội đồng trường thực hiện quản trị nhà trường thông qua các trách nhiệm, quyền hạn được quy định cụ thể. Hiệu trưởng thực thi quyền quản lý, điều hành nhà trường trên cơ sở quy định pháp luật và theo các nghị quyết của Hội đồng trường, chịu sự giám sát của cơ quan này.Các nội dung về nhiệm kỳ, nguyên tắc làm việc, cơ cấu và tỉ lệ thành viên Hội đồng trường; tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trường, cũng như yêu cầu về điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng trường, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của Hiệu trưởng... đều đã được đề cập rất chi tiết, cụ thể, phù hợp với tính chất của từng loại hình trường.
Để tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, quản lý cơ sở giáo dục đại học, dự thảo Luật không quy định chi tiết về tiêu chuẩn, độ tuổi, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng mà giao cho trường tự chủ quyết định theo quy chế tổ chức và hoạt động trên cơ sở phù hợp với quy định chung của pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa hội đồng trường với nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của ban giám hiệu nhà trường và hiệu trưởng.Ví dụ, Điều 16 của dự thảo Luật quy định Hội đồng trường có 11 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn như quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trường, chính sách tuyển sinh, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế, quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy…
“Nhưng đi vào thực tế thì như thế nào? Trong bộ máy của Đại học Quốc gia có các trường thành viên; trong trường thành viên lại có các viện, trung tâm, khoa, bộ môn, thư viện…
Liệu có phải tất cả bộ máy này đều do Hội đồng trường quyết định hay không? Nếu không, thì phải quy định cụ thể trong luật.
Nếu không làm rõ được chỗ này thì rất khó trong vấn đề tự chủ, tự quản, chưa nói đến quản trị, điều hành”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trước việc dự thảo Luật quy định nhiều quyền cho Hội đồng trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, liệu có biến cơ quan này thành cơ quan quyền lực, biến Hội đồng trường thành cơ quan quản lý, trong khi không làm rõ được vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của hiệu trưởng hay không?Bên cạnh đó, khi Hội đồng trường quá nhiều quyền thì sẽ không làm rõ được vai trò đại diện pháp luật của Hiệu trưởng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo Luật cần có những quy định rõ ràng, hài hòa để vừa bảo đảm thực quyền của Hội đồng trường, song cũng bảo đảm quyền và trách nhiệm của hiệu trưởng trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Có ý kiến cho rằng, để Hội đồng trường hoạt động đúng nghĩa, bảo đảm chất lượng, dự thảo Luật cần quy định rõ cơ cấu; các thành viên, kể cả các thành viên độc lập cần được trả lương; công khai danh sách thành viên Hội đồng trường trên website của nhà trường như là một yêu cầu bắt buộc; đồng thời, đưa chất lượng của thành viên Hội đồng trường như là một tiêu chí để xếp hạng các trường Đại học và là tiêu chí kiểm định chất lượng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Lãng phí sách giáo khoa là có thật
15:05' - 01/11/2018
Sáng 1/11, đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thừa nhận trách nhiệm trong lãng phí sử dụng sách giáo khoa.
-
Đời sống
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát toàn bộ quy trình thi và chấm thi
20:09' - 26/10/2018
Chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình, làm rõ hơn các vấn đề về quản lý ngành, giải đáp băn khoăn của đại biểu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội quan tâm đến chất lượng giáo dục - đào tạo
13:36' - 26/10/2018
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) dẫn lại báo cáo của Chính phủ, trong đó có đánh giá chất lượng giáo dục đại học còn chưa cao, cơ cấu chưa hợp lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo cắt giảm 57,1% tổng số điều kiện kinh doanh
09:48' - 20/10/2018
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.