Đảm bảo tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Chính phủ được giao chủ trì chuẩn bị 75 dự án luật, pháp lệnh dự kiến phải được ban hành, sửa đổi, bổ sung để triển khai thi hành Hiến pháp. Sau gần 5 năm thực hiện, Chính phủ đã trình ban hành được 54 luật, pháp lệnh (đạt 72%), đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2018 và 2019 là 4 dự án (chiếm 5,3%); còn lại 17 dự án (chiếm 22,6%) chưa đưa vào Chương trình, trong đó so với thời hạn dự kiến có 2 dự án quá hạn 4 năm, 2 dự án quá hạn 3 năm, 9 dự án quá hạn 2 năm.
Đáng chú ý, số văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực còn nợ chưa ban hành là 12/152 văn bản. Trong đó, 3/12 văn bản quy định chi tiết của 2 luật, pháp lệnh có hiệu lực từ năm 2017 trở về trước; 9/12 văn bản quy định chi tiết của 9 luật có hiệu lực trong năm 2018. Ngay trong số các văn bản quy định chi tiết đã được ban hành thì số văn bản được ban hành để có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của luật mới chỉ đạt 90/138 văn bản (chiếm 65,2%). “Đây là vấn đề Chính phủ cần chỉ đạo các bộ rút kinh nghiệm, có giải pháp để khắc phục”, Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.
Ngoài ra, trách nhiệm của các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước việc kết quả ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được như mong muốn. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện còn kéo dài trong nhiều năm qua.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao vai trò của Bộ Tư pháp trên phương diện là “người gác cửa” pháp luật cho Chính phủ, tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại về tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật; chất lượng của một số văn bản ban hành thời gian qua...
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, trong 5 năm qua, kể từ sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật cơ bản được ban hành kịp thời. Chính phủ cũng quan tâm hơn tới công tác xây dựng pháp luật, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề lấy ý kiến và đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, theo bà Nga, vẫn còn một số văn bản quy phạm pháp luật khá quan trọng nhưng chưa được ban hành; chất lượng một số dự án Luật chưa đảm bảo cả về chuẩn bị, nội dung, thời gian khi trình..; đánh giá tác động của nhiều dự án Luật còn hình thức. Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, một bất cập lớn hiện nay là hệ thống pháp luật thiếu ổn định, thay đổi liên tục. “Tâm lý phổ biến là cứ thấy vướng thì đòi sửa luật ngay, trong khi vướng mắc nhiều khi lại không nằm ở luật”, bà Nga nói và nhấn mạnh việc hệ thống pháp luật không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng băn khoăn về tính thống nhất và ổn định của hệ thống pháp luật. Dẫn chứng dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 12/9 có nhiều chính sách mới đòi hỏi những khoản chi tiêu liên quan đến ngân sách trong điều kiện ngân sách đang khó khăn hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Luật về cơ chế có liên quan đến một ngành, nhưng thực tế lại tác động đến nhiều lĩnh vực khác.
Phân tích nguyên nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tính phối hợp chưa cao nên mỗi bộ, ngành đề xuất dự án Luật đều đưa ra vấn đề có lợi cho quản lý, điều hành chỉ đạo của bộ, ngành đó, nhưng thiếu cái nhìn tổng thể chung; thậm chí có dự án Luật đưa ra nhưng ngay trong Chính phủ chưa thống nhất. “Có thể nói hệ thống pháp luật của ta khá đầy đủ, toàn diện. Cái chính là tổ chức thực hiện chưa tốt nên có nội dung sửa có khi chỉ do thực hiện chứ không phải luật không hợp lý”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu.
Dẫn thông tin trên báo chí cho thấy qua kiểm tra văn bản, tỷ lệ không hợp pháp, thậm chí không hợp Hiến đã kéo dài nhiều năm, mỗi năm có tới hàng ngàn văn bản và vẫn chưa giảm, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải nêu vấn đề: “Các văn bản sai ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội như thế nào? Xử lý văn bản sai đã đành, nhưng vừa qua việc đánh giá tác hại và xử lý trách nhiệm người ban hành sai vẫn chưa quyết liệt.”, bà Hải nói và đề nghị phải xử lý nghiêm minh, nêu rõ địa chỉ làm sai.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học đánh giá, thời gian qua có bước chuyển biến tích cực trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Chính phủ đã quan tâm và có những cuộc họp về nội dung xây dựng thể chế; rà soát, phát hiện, chấn chỉnh các văn bản được ban hành nhưng có vi phạm.
Tuy vậy, theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Báo cáo của Chính phủ cho thấy một trong những tồn tại là việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật ở một số nơi chưa nghiêm. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều Nghị quyết, trong đó yêu cầu xem xét trách nhiệm người đứng đầu, nhưng lâu nay ta làm được chưa? Nhiều dự án Luật chuẩn bị chưa tốt, thậm chí là “dồn” cho cơ quan thẩm tra thì xem xét trách nhiệm Bộ trưởng liên quan thế nào?”, ông Nguyễn Thái Học nói.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng đặt vấn đề về công tác triển khai, thi hành, tuyên truyền pháp luật ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm. “Báo cáo giám sát của Ủy ban Tư pháp vừa rồi liên quan đến thực hiện Luật Tố tụng hành chính cho thấy Chủ tịch UBND và cấp phó được ủy quyền không gương mẫu trong chấp hành pháp luật”, đại biểu dẫn chứng.
Luật Tố tụng hành chính quy định người đứng đầu chính quyền và cấp phó có trách nhiệm tham gia đối thoại, đến tòa tham gia tố tụng nhưng lãnh đạo nhiều địa phương không chấp hành, thậm chí bản án hành chính có hiệu lực cũng không chịu thi hành. “Luật ban hành dù đúng hay sai, phù hợp hay không thì công dân phải thi hành, nếu không sẽ bị xử lý, còn cán bộ Nhà nước không thực hiện thì có đảm bảo tính công bằng hay không? Người đứng đầu chính quyền không gương mẫu, tôn trọng pháp luật thì đòi hỏi người dân thượng tôn pháp luật thế nào?”, ông Nguyễn Thái Học nêu câu hỏi và đề nghị phải có biện pháp chấn chỉnh vấn đề này./.
- Từ khóa :
- quốc hội
- ủy ban thường vụ
- pháp luật
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông tại Kỳ họp Quốc hội tới
18:21' - 11/09/2018
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hành chính công
13:08' - 11/09/2018
Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã đề nghị Quốc hội rút dự án Luật Hành chính công khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều gì khiến Bình Dương đạt xuất siêu 6,6 tỷ USD?
18:11'
Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 15,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
15:49'
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để khắc phục triệt để các bất cập, tồn tại thu phí ETC?
15:35'
Nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng một tháng để giải quyết các bất cập, tồn tại thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44'
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhà hát tại Hồ Tây: Đảm bảo tính pháp lý và kiến trúc
14:17'
Thành phố Hà Nội tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, minh bạch
13:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
11:49'
các bộ, ngành, địa phương cần chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn...
-
Kinh tế Việt Nam
Phản hồi kiến nghị của Bình Dương liên quan dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
11:03'
Bộ Giao thông Vận tải vừa trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương liên quan tới những khó khăn khi triển khai dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
07:38'
Ngày 8/8, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 52/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.