Đàm phán thương mại hậu Brexit: EU quan ngại về dự luật gây tranh cãi của Anh
Chính phủ Anh ngày 9/9 (giờ địa phương) đã công bố một dự luật mới chi phối các dàn xếp thương mại trong nước thời kỳ hậu Brexit, đồng thời thẳng thắn thừa nhận dự luật gây tranh cãi này vi phạm Thỏa thuận Rút lui mà nước Anh đã ký với EU cách đây 9 tháng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định Dự luật thị trường nội địa Anh sẽ bảo vệ việc làm và nền hòa bình cho vùng Bắc Ireland, song cũng thừa nhận dự luật đặt ra những thay đổi đơn phương vi phạm Thỏa thuận Rút lui đã đạt được với EU. Anh cũng thừa nhận dự luật mới sẽ vi phạm luật pháp quốc tế "theo cách rất đặc biệt và có giới hạn".Tuy nhiên, London khẳng định dự luật mới cần thiết để đảm bảo giao thương giữa các vùng England, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn, tăng cường khả năng hồi phục kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào cuối năm nay.
Phát biểu tại Quốc hội Anh, ông Johnson khẳng định dự luật mới bảo vệ việc làm, duy trì tăng trưởng và đảm bảo thị trường nội địa Anh hoạt động trôi chảy và an toàn.Ông Johnson gọi dự luật mới này là "lưới an toàn pháp lý" trong trường hợp EU "diễn giải thiên lệch" những thỏa thuận hậu Brexit.
Ông khẳng định nhiệm vụ của ông là đảm bảo sự thống nhất thị trường trong nước nhưng cũng phải bảo vệ cả tiến trình hòa bình của Bắc Ireland và Hiệp ước thứ Sáu tốt lành giúp chấm dứt hơn 30 năm xung đột tại vùng lãnh thổ này.
Dự luật, nếu được thông qua, sẽ cho các quan chức Chính phủ Anh quyền hạn bỏ qua một số điều khoản trong thỏa thuận rút lui bằng cách thay đổi mẫu các tờ khai xuất khẩu hoặc những quy trình rút lui khác.Tuy nhiên, theo thỏa thuận rút lui ký với EU, Anh phải liên lạc với EU khi thực hiện bất kỳ dàn xếp nào với vùng Bắc Ireland, đường biên giới trên bộ duy nhất giữa Anh và EU thời hậu Brexit. Dự luật này sẽ được đưa ra thảo luận tại lưỡng viện Quốc hội Anh và phải được thông qua mới trở thành luật.
Động thái mới của London được cho là sẽ đẩy các cuộc đàm phán thương mại Anh- EU, vốn đang bế tắc, tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng.Brussels từng nhiều lần cảnh báo việc vi phạm Thỏa thuận rút lui sẽ khiến hai bên không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.
Chia sẻ trên Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen bày tỏ "quan ngại sâu sắc trước những tuyên bố từ Chính phủ Anh về việc vi phạm thỏa thuận rút lui một cách có chủ ý".
Trong khi đó, Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho biết sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" tới người đồng cấp Anh về các kế hoạch này. Phó chủ tịch EU Maros Sefcovic cho biết khối này đã yêu cầu họp khẩn với London để thảo luận về diễn biến mới này.
Chủ tịch Nghị viện châu ÂU David Sassoli cảnh báo "bất kỳ nỗ lực nào của Anh tổn hại tới thỏa thuận (rút lui) sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng".
Chính phủ Đức, thành viên có ảnh hưởng nhất tại EU, hy vọng Anh sẽ "tuân thủ đầy đủ" thỏa thuận Brexit. Trả lời phỏng vấn của các phóng viên tại thủ đô Berlin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Maria Adebahr khẳng định Berlin vẫn tiếp tục tin tưởng Chính phủ Anh thực sẽ thi đầy đủ thỏa thuận Brexit mà London và EU đạt được hồi năm ngoái, đồng thời cho biết Berlin bày tỏ lo ngại trước dự luật mới được Chính phủ Anh công bố. Bà kêu gọi London nghiêm túc tôn trọng các điều khoản Brexit mà Anh đã nhất trí trước khi chính thức rời khỏi EU.
Anh chính thức rời EU hồi cuối tháng 1/2020 song vẫn là một thành viên thị trường chung châu Âu, giúp các hoạt động trao đổi thương mại diễn ra theo mô hình cũ mà không bị gián đoạn trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm nay. Trong thời gian này, 2 bên tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.Các quan chức 2 bên chỉ vừa mới tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 8 về các vấn đề gai góc. Hai bên mong muốn có một thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhưng Anh cũng từng tuyên bố sẵn sàng "ra đi" mà không có thỏa thuận nếu không đàm phán được những điều khoản có lợi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh kêu gọi EU cần “thực tế hơn" trong đàm phán thương mại hậu Brexit
10:15' - 08/09/2020
Vương quốc Anh yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) cần "thực tế hơn" trước thềm các cuộc đàm phán quan trọng về quan hệ thương mại hậu Brexit (Anh rời EU).
-
Kinh tế Thế giới
Anh - Mỹ ấn định thời điểm tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo
19:49' - 03/09/2020
Chính phủ Anh ngày 3/9 cho biết vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa nước này và Mỹ sẽ được tiến hành vào ngày 8/9 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Vẫn tồn tại nhiều trở ngại lớn trước vòng đàm phán mới
12:25' - 03/09/2020
Theo Người phát ngôn của Thủ tướng Anh, các nhà đàm phán của Anh và EU vẫn tồn tại "những khó khăn lớn" trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trước vòng đàm phán thương mại mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07'
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30'
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Reuters: Ngành sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp
15:26' - 27/06/2025
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters công bố ngày 27/6, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc có khả năng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 6/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: EAEU là một trong những trung tâm phát triển toàn cầu
14:35' - 27/06/2025
Ngày 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đã trở thành một trong những trung tâm chủ chốt của sự phát triển toàn cầu.