Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Nước đi cũ trên bàn cờ khó hóa giải
Thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sau gần một năm đàm phán với nhiều thăng trầm, đã hoàn tất được đến 90% từ cuối tháng 6.
Tuy nhiên, 10% còn lại, những vấn đề được cho là gai góc, nhạy cảm và gây bất đồng nhất, vẫn "tắc nghẽn" sau vòng đàm phán thương mại mới nhất, vòng đàm phán thứ 12 diễn ra ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) trong hai ngày 30-31/7.
Thông báo ngắn gọn của cả hai bên về vòng đàm phán "mang tính xây dựng" và việc sẽ nối lại thương lượng vào tháng 9 tới là kết quả đã được dự báo trước.
Chẳng bên nào kỳ vọng vào đột phá, không chỉ bởi những vấn đề trong 10% còn lại của một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung là những chủ đề thuộc diện "ranh giới đỏ" khó hóa giải nhất, mà còn bởi cuộc chiến thuế quan vốn chỉ là "một mặt trận" trong cuộc cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tiến triển nổi bật duy nhất có được sau cuộc đàm phán là việc Trung Quốc cam kết mua thêm hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ.
Trên thực tế, cam kết trên đã từng được Bắc Kinh đưa ra trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Osaka (Nhật Bản) cuối tháng 6 vừa qua.
Cam kết này được cho là "nước cờ" của Trung Quốc nhằm"dọn đường" nối lại vòng đàm phán thương mại đã bị đổ vỡ hồi tháng 5, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và đe dọa áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 325 tỷ USD.
Trên thực tế, nông nghiệp Mỹ là ngành chịu hậu quả nặng nề nhất của vòng xoáy căng thẳng thuế quan với Trung Quốc.
Xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc năm ngoái đạt 9,2 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 19,6 tỷ năm 2017.
Ước tính nông dân Mỹ bị mất 15% tổng thu nhập từ nông trại và khoảng 181.000 người mất việc làm do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trong đó nông dân trồng đậu tương, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Mỹ, là bi đát hơn cả.
Nếu biết rằng nông dân Mỹ là những người ủng hộ ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, và ông đã giành chiến thắng tại 8 trong số 10 bang có sản lượng đậu tương lớn nhất nước Mỹ trước đối thủ Hillary Clinton, thì có thể đánh giá "nước cờ" của Trung Quốc khá cao tay.
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc gặp lãnh đạo hai nước tại Osaka với kết quả duy nhất là một sự “đình chiến thương mại”, quy mô mua sắm nông sản Mỹ của Trung Quốc không tăng.
Ủy ban cải cách phát triển Trung Quốc cho biết nước này đang đẩy mạnh xúc tiến mua nông sản của Mỹ và đã mua hàng triệu tấn đậu tương kể từ cuộc gặp ở Osaka.
Trong khi đó, Nhà Trắng than phiền rằng Bắc Kinh không giữ đúng cam kết khi chưa có dấu hiệu sẽ mua nông sản xuất khẩu của Mỹ.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nước này mới chỉ giao hơn 1 triệu tấn đậu tương tới Trung Quốc trong 3 tuần kết thúc ngày 18/7.
Với tâm lý hoài nghi khi Trung Quốc chỉ đưa ra một cam kết chung chung là sẽ mua thêm nông sản Mỹ “dựa trên nhu cầu thực tế” của Bắc Kinh mà không nêu một con số hay thời điểm cụ thể, phía Mỹ dường như cũng chuẩn bị cho một "cuộc chiến trường kỳ".
Bằng chứng là ngày 25/7 vừa qua, Nhà Trắng tuyên bố giữa tháng 8/2019 bắt đầu trợ giúp ngành nông nghiệp Mỹ lần thứ hai với tổng trị giá khoảng 16 tỷ USD.
Động thái này cho thấy phía Mỹ nhận định chiến tranh thương mại sẽ còn kéo dài, cần chuẩn bị sẵn sàng cho “cuộc đấu lớn” với Trung Quốc.
Ngược lại, phía Trung Quốc cũng tồn tại một cảm giác thiếu lòng tin như vậy đối với Mỹ. Nguyên do là bởi, trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình hồi cuối tháng 6/2019, Tổng thống Trump nói sẽ nới lỏng lệnh cấm đối với tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc - một điều kiện mà Bắc Kinh muốn Mỹ thực hiện để đổi lấy việc nước này mua nông sản của Mỹ.
Sau đó, Washington cũng cho biết sẽ khuyến khích doanh nghiệp Mỹ đệ đơn xin phép tiếp tục làm ăn với Huawei.
Tuy nhiên, phía Mỹ nhấn mạnh doanh nghiệp Mỹ chỉ được xuất khẩu cho Huawei những linh kiện điện tử không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ.
Vấn đề ở chỗ, tới nay Washington vẫn chưa thông báo những linh kiện nào được phép bán, linh kiện nào không được phép bán.
Sau cuộc thảo luận giữa các quan chức Nhà Trắng và giới chức cấp cao của các tập đoàn công nghệ Mỹ hồi cuối tháng trước, người ta vẫn chưa thấy hai bên đạt được tiến triển lớn nào trong lĩnh vực này.
Thực tế này cũng làm dấy lên phỏng đoán rằng đó là lý do Bắc Kinh đến nay vẫn chưa được ra các cam kết chi tiết trong vấn đề nông nghiệp.
Có thể thấy, bầu không khí nghi kỵ và thăm dò lẫn nhau tại vòng đàm phán vừa diễn ra xuất phát từ việc cả Trung Quốc và Mỹ tới nay vẫn chưa thực hiện những cam kết đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh bên lề G20.
Sự nghi kỵ khiến người Mỹ không dễ gì tin tưởng vào một chuyển biến tích cực từ lời hứa tăng cường mua nông sản Mỹ của phía Trung Quốc, trong khi việc Bắc Kinh nấn ná, chờ đợi một sự nhượng bộ của Mỹ trong vấn đề Huawei, khiến “thế trận” giữa hai bên càng thêm nhùng nhằng, co kéo.
Không chỉ vậy, ngay trước vòng đàm phán Thượng Hải, căng thẳng lại bị đẩy lên cao khi Tổng thống Trump dọa không thừa nhận vị thế "quốc gia đang phát triển" của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bắc Kinh đã đáp lại bằng việc chỉ trích động thái của Washington là “ích kỷ”, khiến lộ trình tiến tới đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung càng trở nên mờ mịt.
Dù vậy, việc Trung Quốc nhắc lại cam kết tăng cường nhập khẩu nông sản của Mỹ trong vòng đàm phán mới nhất ở Thượng Hải, cũng được Washington coi là một động thái tích cực.
Có lẽ hai bên đều hiểu rằng 10% còn lại của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung còn đang dang dở là phần “khó nhằn” nhất, mà một vòng đàm phán được nối lại sau hơn 2 tháng căng thẳng là chưa đủ hóa giải.
Khi Tổng thống Donald Trump đang đối diện với áp lực tranh cử của cuộc bầu cử năm 2020, khi kinh tế Trung Quốc thực sự đã bộc lộ dấu hiệu "ngấm đòn" chiến tranh thương mại..., việc tìm cách kéo dài thời gian thương lượng, thậm chí tới tận sau cuộc bầu cử ở Mỹ năm tới, có thể là "cái đích" mà cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng tới.
Dùng một "nước cờ cũ" tạm hòa hoãn bàn cờ khó hóa giải để chờ cơ hội, kết quả cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ sau khi lãnh đạo Mỹ-Trung nhất trí “đình chiến thương mại”, vì thế có thể đánh giá là bước tiến./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đánh giá tích cực về vòng đàm phán thương mại cấp cao thứ 12 với Mỹ
12:41' - 01/08/2019
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, vòng đàm phán cấp cao thứ 12 về kinh tế và thương mại Mỹ - Trung đã đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới một tiến trình mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc khó đạt kết quả đột phá
05:30' - 01/08/2019
Sau vòng đàm phán hồi tháng 5/2019 mà không đạt được kết quả, Mỹ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau về sự đổ vỡ và áp dụng các biện pháp thuế quan khiến hai bên khó tiến tới một thỏa thuận lớn hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc: Hai bên không đưa ra tuyên bố nào
17:32' - 31/07/2019
Chiều 31/7, Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thương mại mới nhất tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến thuế quan về thương mại và công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.