Đằng sau chiến lược của Thủ tướng Modi kết nối Ấn Độ với thế giới
Nhà nghiên cứu Darshana Baruah thuộc Observer Research Foundation ở New Delhi (Ấn Độ) mới đây bày tỏ quan điểm về chiến lược kết nối Ấn Độ với thế giới của Thủ tướng Narendra Modi.
Nội dung bài viết được đăng trên diễn đàn của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia như sau:
Khi dịch chuyển chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ quan sát sang hành động - từ thụ động sang chủ động, Thủ tướng Modi sử dụng chiến lược thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng để kết nối Ấn Độ với khu vực xung quanh. Kết nối này bao gồm các dự án xây dựng đường giao thông nội địa, đường sắt, cầu, cảng để xây dựng hành lang kinh tế vì lợi ích của các nước láng giềng và các vùng lân cận.
Nỗ lực này của ông Modi đã gặp một loạt các vấn đề phức tạp như tìm kiếm nguồn nhân lực, nguồn vốn và để vượt qua những trở ngại này, New Delhi đã chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển hạ tầng với các đối tác bên ngoài, cả cũ lẫn mới.
Trong khi mải tập trung kết nối các vùng đất rộng lớn trong đất liền những năm qua, Ấn Độ dường như đã lãng quên việc phát triển các tuyến đường thủy, cảng và khu vực biên giới. Kết nối giữa các thành phố lớn, khu vực biên giới phía Đông Bắc của Ấn Độ và quần đảo Andaman và Nicobar (ANI) vẫn kém phát triển.
Các chính phủ trước đó không có nhiều động lực để thực thi các kết nối này do địa hình tương đối phức tạp và sự khác biệt sâu sắc về văn hóa. Trong khi đó, khi nhận ra những lợi ích to lớn mà những kết nối mang lại, ông Modi đã nhìn thấy nhiều cơ hội và ra tay hành động.
Các kết nối mạnh mẽ tới các bang ở Đông Bắc sẽ mở ra cánh cửa để Ấn Độ tương tác nhiều hơn với Đông Nam Á, thúc đẩy quan hệ nhân dân, du lịch và thương mại. Đường cao tốc nối liền Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và phần còn lại của khu vực Đông Nam Á sẽ giải quyết vấn đề này.
Mặc dù chậm nhưng Ấn Độ đang từng bước phát triển mạng lưới tại ANI, nơi được gọi là “tàu sân bay không thể chìm” của Ấn Độ ở vịnh Bengal. Chính phủ hiện nay đang có kế hoạch chuyển đổi các hải đảo thành một "trung tâm hàng hải", với đầy đủ cơ sở hạ tầng vận chuyển và cảng.
ANI có tầm quan trọng chiến lược lớn đối với Ấn Độ bởi đây là cửa ngõ để Ấn Độ tiếp cận Myanmar, Malaysia và Indonesia. Tuy nhiên việc kết nối phía Đông Bắc Ấn Độ với ANI rất phức tạp vì một loạt các yếu tố chiến lược.
Trung Quốc trước đây đã tuyên bố chủ quyền đối với bang Arunachal Pradesh ở Đông bắc Ấn Độ, gây ra tranh chấp lãnh thổ dẫn tới cuộc chiến Trung - Ấn năm 1962. Chính tình hình này đã ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã mở rộng cửa chào đón Nhật Bản.
Sau khi ký thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad với các nhà đầu tư Nhật Bản, Thủ tướng Modi đã phát biểu: Không có người bạn nào hiểu rõ những ước mơ kinh tế của Ấn Độ hơn Nhật Bản. Ngoài ra, hai nước còn vừa công bố dự án cơ sở hạ tầng chung tại ANI.
Các doanh nghiệp Nhật Bản gần đây cũng xếp hạng Ấn Độ là địa điểm đầu tư ưa thích nhất. Định hướng đầu tư vào hạ tầng của Nhật Bản không phù hợp với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Niềm tin chiến lược của Ấn Độ với Nhật Bản nhiều hơn những gì đã có trong quan hệ Trung - Ấn.
Định hướng cơ sở hạ tầng của Ấn Độ mở rộng kết nối hàng hải và cảng biển song cũng gây ra nhiều lo ngại đối với Trung Quốc. New Delhi nghi ngờ về ẩn ý của chiến lược “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc – điều sẽ giúp Bắc Kinh tiến gần tới biên giới biển của Ấn Độ vào thời điểm New Delhi mong muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực.
Mặc dù ông Modi mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế tốt hơn với Bắc Kinh song cũng nhận thức được sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng tại khu vực Ấn Độ Dương.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Hàng hải Ấn Độ 2016 tại Mumbai hồi tháng trước, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực và cơ sở hạ tầng hàng hải quốc gia, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đến Ấn Độ mà tốt hơn hết là đi qua các tuyến đường biển.
Ông Modi muốn các đối tác mới có thể đầu tư vào lĩnh vực hàng hải của Ấn Độ, tập trung vào lĩnh vực đóng tàu và thúc đẩy năng lực cảng hiện có.
Theo đuổi kết nối ngoại giao tích cực, Thủ tướng Modi hy vọng sẽ thành công trong việc mở rộng kết nối của Ấn Độ với các đối tác quốc tế trong những năm tới. Ông muốn Ấn Độ đóng vai trò lãnh đạo có trách nhiệm và đáng tin cậy trong tiểu lục địa và xa hơn nữa. Các dự án kết nối trong khu vực cũng có thể trở thành một phần quan trọng của ngoại giao quyền lực mềm của Ấn Độ.
Quan điểm mới của Thủ tướng Ấn Độ là thông qua các kết nối trong nước và khu vực hoặc thông qua các lĩnh vực hàng hải, nước này cần tham gia nhiều hơn vào cộng đồng quốc tế.
Sự tham gia của New Delhi ở cấp độ toàn cầu được một số nhà nghiên cứu nhận định là sự dịch chuyển trong chính sách không liên kết của Ấn Độ.
Thực tế cho thấy sự dịch chuyển này là cần thiết đối với Ấn Độ, giúp nước này đóng vai trò chủ động hơn trong việc hình thành kiến trúc an ninh của khu vực.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẵn sàng trở thành thị trường năng lượng Mặt Trời lớn thứ 4 thế giới
13:51' - 24/04/2016
Cùng với ba thị trường chính của châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp, Ấn Độ đang nổi lên như là một thị trường năng lượng Mặt Trời lớn thứ 4 thế giới với công suất bổ sung dự kiến đạt 5,4 GW trong năm 2016.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong 5 năm
06:48' - 06/04/2016
Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) ngày 5/4 đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 6,5%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm, đúng như dự kiến của các nhà kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ tham vọng trở thành một cường quốc hàng hải
12:01' - 23/03/2016
Ngày 23/3, mạng tin quốc phòng Ấn Độ cho biết Hội nghị thượng đỉnh hàng hải Ấn Độ lần đầu tiên sẽ được tổ chức với hy vọng tạo ra một lộ trình để đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc hàng hải.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN
21:46' - 01/02/2016
Ngày 1/2, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari bắt đầu chuyến công du tới Brunei và Thái Lan nhằm củng cố quan hệ với hai quốc gia Đông Nam Á cũng như thúc đẩy chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01'
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.