Đánh giá tầm quan trọng của thượng đỉnh liên Triều
Giáo sư David C Kang của Khoa Quan hệ quốc tế và Kinh doanh thuộc Đại học Southern California vừa có bài viết đăng trên trang mạng Diễn đàn Đông Á (eastasiaforum.org), trong đó đưa ra những đánh giá về tầm quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều dự kiến diễn ra ngày 27/4 tới.
Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, diễn ra giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được đánh giá là quan trọng hơn cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến diễn ra sau đó. Tầm quan trọng của nó không chỉ bởi tính hiện thực mà còn bởi đó là yếu tố "tiền đề" cho việc đưa ra quyết định có tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Triều - Mỹ sau đó hay không.Cả Seoul và Bình Nhưỡng đều có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới. Hàn Quốc thậm chí đã có những nhượng bộ hữu hình dành cho Triều Tiên. Tuy nhiên, giới truyền thông Mỹ dường như tập trung quá nhiều vào cuộc gặp Donald Trump - Kim Jong-un với câu hỏi: khi nào cuộc gặp sẽ diễn ra? Tại đâu? Và làm cách nào các cố vấn chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ có thể đưa ra những lời khuyên gây ảnh hưởng được tới Tổng thống của họ?Nếu cuộc đàm phán liên Triều diễn ra tẻ nhạt, rất có thể sẽ không có cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều và căng thẳng sẽ tiếp tục diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đàm phán suôn sẻ, cuộc gặp này sẽ là "chất xúc tác trực tiếp" giúp Mỹ tìm ra phương thức tương tác với Triều Tiên, qua đó tạo ra một số "hiệu ứng leo thang" khác. Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đang tiếp cận cuộc gặp mặt này hết sức thận trọng.Mặc dù, nhiều người chế giễu ông Kim Jong-un là kẻ “điên rồ” và “kì dị”, nhưng những gì mà ông Kim Jong-un đã thể hiện trong năm 2017 lại cho thấy đây là một nhà lãnh đạo có bài bản và thận trọng. Ngày 1/1/2017, ông Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên đang ở trong giai đoạn cuối cùng cho quá trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa. Và suốt trong một năm qua, bất chấp những đe dọa, lệnh trừng phạt, cùng những lời đề nghị không chính thức từ Mỹ, ông Kim Jong-un vẫn cho thử hàng loạt loại tên lửa đạn đạo và từ chối rất nhiều lời đề nghị đàm phán. Cho tới ngày 1/1 vừa qua, ông Kim Jong-un thông báo “thành công lịch sử vĩ đại” trong việc phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã “mở ra những triển vọng tươi sáng để xây dựng một đất nước thịnh vượng”. Tiếp theo, ông Kim Jong-un đã đề nghị cho phép các vận động viên Triều Tiên tham gia tranh tài tại Olympic Pyeongchang 2018 và cử em gái Kim Yo-jong tham dự lễ khai mạc. Bà Kim Yo-jong cũng đảm nhận vai trò chuyển thông điệp của ông Kim Jong-un tới Tổng thống Hàn Quốc với đề nghị tiến hành hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của các đặc phái viên Hàn Quốc, ông Kim Jong-un một lần nữa lại chuyển thông điệp tới Mỹ về thiện chí muốn đàm phán với ông Donald Trump. Những lời đề nghị này cùng với quyết định trì hoãn các vụ thử tên lửa đạn đạo không phải là kết quả của sự nóng vội hay là các hành vi bộc phát. Hơn thế nữa, đây là cách hành xử của một hệ thống cai trị đã được lên kế hoạch hành động lâu dài.Về phía Hàn Quốc, cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên cũng không phải là quyết định nóng vội hay một thử nghiệm ngoại giao mới nào. Ông Moon Jae-in và các cộng sự của mình đã có thừa kinh nghiệm đàm phán với Triều Tiên. Bản thân ông Moon Jae-in từng là người đứng đầu trong đội ngũ giúp việc cho Tổng thống Hàn Quốc trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai năm 2007. Ông cũng đã có cả một thập kỷ để suy nghĩ xem cái gì đi đúng hướng, cái gì sai và làm thế nào để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Cả ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in đều sẽ có mặt ở bất kỳ một cuộc gặp thượng đỉnh nào nếu biết rằng điều đó là cần thiết để mang tới kết quả thành công cho cuộc gặp mặt giữa hai bên. Đã có những cải thiện hữu hình trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Hai bên cùng đưa đến Olympic Pyeongchang những đội tuyển thể thao chung. Đường dây nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng đã được nối lại tại làng đình chiến Panmunjom. Hai nhà lãnh đạo Moon Jae-in và Kim Jong-un cũng đồng ý thiết lập đường dây nóng trực tiếp với nhau.Về phía Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã có những nhượng bộ nhỏ khi đồng ý tiến hành cuộc gặp tại khu vực phi quân sự Panmunjom, mà không phải là ở Bình Nhưỡng - thủ đô của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un cũng cam kết tạm dừng chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo, thậm chí trong cả thời gian dự kiến diễn ra các cuộc tập trận thường niên của liên quân Mỹ - Hàn. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cả ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in đều đưa ra những gợi ý về các vấn đề cần đàm phán ở cuộc gặp sắp tới. Đây là những tiến triển quan trọng theo đúng hướng cần tiếp cận.Thông thường, hầu hết các cuộc đàm phán sẽ được thực hiện trước khi cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra và sẽ không có bất kỳ bất ngờ nào tại các hội nghị thượng đỉnh như vậy. Đây là một cơ hội rất tốt để các nhà đàm phán của cả chính quyền Moon Jae-in và Kim Jong-un cùng đạt được thỏa thuận thực hiện một vài bước trung gian, làm dịu tình huống căng thẳng có thể xảy ra. Câu hỏi quan trọng là ông Moon Jae-in sẽ đưa ra những gì để chào mời ông Kim Jong-in trong những bước trung gian này? Một điều quan trọng khác, Hàn Quốc cũng đang trên “đà thử nghiệm” để đặt ra những thỏa thuận đàm phán có thể thực hiện được cho cuộc gặp Donald Trump-Kim Jong-un sau đó. Đây cũng sẽ là nguồn cung cấp các chỉ dẫn cần thiết cho cả Mỹ và Triều Tiên nếu cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo thực sự diễn ra. Trên phương diện này, cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ không chỉ thiết lập tiếng nói cho những cuộc gặp mặt tiếp theo mà nó còn đặt ra những vấn đề cần giải quyết sau đó.Kết thúc bài viết, tác giả cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều thành công sẽ mang tới những nội dung cho đàm phán Mỹ - Triều, ví dụ như đóng băng một số hoạt động - điều có thể sẽ rất quan trọng và là tin đề đảm bảo cho sự thành công của cuộc gặp mặt giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un. Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều là đảm bảo chân thực nhất cho cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo giữa Mỹ và Triều Tiên. Bất kể Mỹ quyết định hành động như thế nào đều quan trọng, nhưng cũng rất cần phải nhớ rằng Hàn Quốc và Triều Tiên đã nỗ lực ra sao để có thể tự mình quyết định được tương lai của đất nước họ. Cả ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in đều đang đặt cược ở mức cao nhất.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc mở trang web về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, gồm cả tiếng Việt
08:44' - 16/04/2018
Trang web sẽ có 2 phiên bản, 1 cho người sử dụng máy tính và 1 cho người sử dụng điện thoại thông minh.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chọn khẩu hiệu cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
17:12' - 15/04/2018
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 15/4 thông báo nước này đã chọn khẩu hiệu cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sắp tới là "Hòa bình, một sự khởi đầu mới".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tin tưởng đàm phán liên Triều là chìa khóa hóa giải khủng hoảng
16:07' - 19/01/2018
Lần đầu tiên trong 2 năm qua, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán chính thức ở cấp chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận đạt được trong đàm phán liên Triều
19:12' - 10/01/2018
Ngày 10/1, Nga bày tỏ hoan nghênh các thỏa thuận đạt được trong cuộc đàm phán liên Triều cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.