Đáp ứng tiêu chí về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi từ EVFTA
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không hoàn toàn mới, nhưng khá phức tạp vì xây dựng và đàm phán dựa trên quy tắc xuất xứ trong cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Tuy nhiên, áp lực này sẽ khiến doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực sản xuất, chế biến sâu, liên kết xây dựng chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để đáp ứng quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi từ FTA mang lại.
Đáng lưu ý, EVFTA cho phép một số nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang EU được cộng gộp xuất xứ. Chẳng hạn như nhóm hàng dệt may, được phép cộng gộp nguyên liệu từ Hàn Quốc, Nhật Bản do 2 quốc gia này có FTA với EU. Ngoài ra, nhóm hàng thủy sản được phép cộng gộp, sử dụng mực và bạch tuộc nguyên liệu từ các nước ASEAN để sản xuất mực và bạch tuộc chế biến xuất khẩu sang EU. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ cộng gộp đã giúp giảm bớt một phần áp lực về tiêu chí nguyên phụ liệu và gia tăng xuất khẩu sang khu vực này. Tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4/2021, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Ngoài ra, giá trị hàng hóa được cấp C/O cũng như được chứng nhận xuất xứ vào EU khá lớn cho thấy doanh nghiệp trong nước đã và đang bắt nhịp áp dụng quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Theo Cục Xuất Nhập khẩu, để đồng hành cùng doanh nghiệp, bên cạnh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực thi Hiệp định, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng như dệt may, da giày xây dựng chiến lược phát triển. Cùng với đó, mục tiêu ưu tiên là phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước, phát triển khâu thiết kế; tăng cường quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận xuất xứ và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về kỹ thuật khi có yêu cầu kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU. Đồng thời, thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện quy tắc xuất xứ và ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ./.- Từ khóa :
- bộ công thương
- evfta
- quy tắc xuất xứ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy tắc xuất xứ của RCEP "dễ thở" hơn cho ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
14:21' - 24/03/2021
Hiệp định RCEP có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhờ quy tắc xuất xứ "dễ thở" hơn so với các hiệp định thương mại tự do khác.
-
Hàng hoá
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong (Trung Quốc)
08:05' - 24/02/2021
WTO đã đồng ý yêu cầu của Hong Kong (Trung Quốc) về thành lập ủy ban giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu mới của Mỹ là các sản phẩm của Đặc khu này sẽ được dán nhãn “Sản xuất tại Trung Quốc”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...