Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt ở khâu chế biến, đã biến đất hiếm thành thứ vũ khí sắc bén, buộc Mỹ, châu Âu và các đồng minh phải tìm kiếm giải pháp thay thế đầy thách thức.
*Vị thế của đất hiếm và chiến lược của Trung QuốcĐất hiếm, gồm 17 nguyên tố hóa học, cùng các khoáng sản quan trọng như lithium, cobalt, gali..., là "xương sống" của công nghệ hiện đại, từ điện thoại thông minh, xe điện đến vũ khí tiên tiến.Tuy nhiên, khai thác và chế biến đất hiếm là quá trình phức tạp, tốn kém và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để đạt độ tinh khiết cần thiết cho các ứng dụng công nghệ cao, các quốc gia cần đầu tư lớn vào công nghệ và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về chi phí lao động thấp, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và cải tiến công nghệ để thống trị thị trường đất hiếm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc kiểm soát 61% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và 92% khâu chế biến, đặc biệt với đất hiếm nặng – loại khó khai thác và tinh chế nhất. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết Trung Quốc sở hữu 44 triệu tấn trữ lượng đất hiếm, chiếm 34% tổng trữ lượng thế giới.Trung Quốc đã khai thác đất hiếm từ sớm, bắt đầu từ những năm 1950, nhưng ngành công nghiệp này chỉ thực sự bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1970.Trong tháng 4/2025, Trung Quốc đã áp đặt hạn chế xuất khẩu 7 nguyên tố đất hiếm nặng và nam châm, yêu cầu giấy phép đặc biệt và cấm tái xuất sang Mỹ, nhằm trả đũa chính sách thuế quan của Mỹ.Jan Giese, nhà giao dịch kim loại của Tradium, một trong số các công ty cung cấp đất hiếm hàng đầu tại châu Âu, có trụ sở tại Frankfurt (Đức), cảnh báo rằng khách hàng đã bị bất ngờ và hầu hết các tập đoàn ô tô, nhà cung cấp của công ty chỉ nắm giữ lượng nam châm đủ dùng trong 2-3 tháng. Nếu các nước trong Liên minh châu Âu (EU) hoặc Nhật Bản không nhận được lô hàng nam châm trong thời gian đó hoặc ít nhất là gần thời gian đó, chuỗi cung ứng ô tô sẽ gặp những vấn đề thực sự.Chuyên gia Cory Combs của công ty tư vấn Trivium có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định rằng các loại đất hiếm nhẹ như neodymium và praseodymium, được sử dụng với số lượng lớn hơn trong nam châm vẫn chưa bị nhắm mục tiêu, tạo cho Bắc Kinh một "phương tiện đe dọa lớn" để mở rộng kiểm soát nếu chiến tranh thương mại leo thang.*Rào cản khó vượt qua
Con đường giảm phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc hiện đầy chông gai. Thách thức đầu tiên là chi phí và thời gian. Quá trình khai thác và chế biến đất hiếm đòi hỏi vốn khổng lồ và nhiều năm để xây dựng năng lực.
Thứ hai là khoảng cách kỹ thuật và chuyên môn. Trung Quốc đã thiết lập được ưu thế về mặt kỹ thuật trong nhiều quy trình, ví dụ, sử dụng quy trình chiết xuất dung môi ở giai đoạn tách. Việc Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ chế biến đất hiếm càng làm việc thu hẹp khoảng cách này trở nên khó khăn. Thứ ba là thách thức về môi trường. Cả việc khai thác lẫn công đoạn chế biến đất hiếm đều tốn kém và gây ô nhiễm môi trường bởi tất cả tài nguyên đất hiếm đều chứa các nguyên tố phóng xạ. Đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia khác, trong đó có các nước thuộc EU, tỏ ra dè dặt trong việc khai thác loại khoáng sản này.Dù các nỗ lực đa dạng hóa đang tăng tốc, thách thức về chi phí, công nghệ, và môi trường khiến sự phụ thuộc của các nước phương Tây vào đất hiếm của Trung Quốc khó phá vỡ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sức ép từ Bắc Kinh cũng thúc đẩy Mỹ, EU, và Đông Nam Á tái thiết ngành đất hiếm, với các khu vực như Á-Âu nổi lên như các trung tâm tiềm năng.Justin Wolfers, Giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Michigan, nhận định: “Trung Quốc đang cho thấy họ có thể tạo ra sức mạnh kinh tế đáng kể một cách chiến lược và chuẩn xác, thực sự tấn công vào đúng điểm yếu của ngành công nghiệp Mỹ”. Cuộc đua này sẽ đòi hỏi đầu tư dài hạn và phối hợp quốc tế để đảm bảo an ninh kinh tế và công nghệ toàn cầu.
- Từ khóa :
- thị trường đất hiếm
- đất hiếm
- trung quốc
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
05:30' - 16/04/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Đông Nam Á có cơ hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm (REE).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
19:34' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025.
-
Thị trường
Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal
16:28' - 28/04/2025
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm Việt Nam.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo biến động nhẹ
17:36' - 27/04/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng gần như không có biến đổi.
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .