Đặt kỳ vọng vào Mobile Money giữa bối cảnh COVID-19
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy nhanh tốc độ triển khai Mobile Money để hỗ trợ cho phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt đang được Chính phủ đặt mức ưu tiên cao. Sau quá trình thẩm định và yêu cầu bổ sung hồ sơ, mới đây ngày 20/7/2021 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã hoàn thành bổ sung và trình lại hồ sơ cho các cơ quan chức năng. Việc sớm đưa Mobile Money vào đời sống đang được kỳ vọng là giải pháp tích cực giúp thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam.
* Quy trình thẩm định nghiêm ngặt
Chỉ với điện thoại di động, không cần tài khoản ngân hàng hoặc internet, Mobile Money được kỳ vọng có thể trở thành công cụ hiệu quả giúp Chính phủ thúc đẩy phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng chính bởi tính quan trọng và khả năng tác động tới đời sống được dự đoán là rất lớn của dịch vụ này, việc thẩm định hồ sơ đăng ký xin cấp phép Mobile Money của các doanh nghiệp được các cơ quan chức năng thực hiện rất thận trọng.
Cuối tháng 4/2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt thí điểm Mobile Money, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ký quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money. Do đây là dịch vụ mới tại Việt Nam nên để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của cả 3 cơ quan nói trên trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nộp hồ sơ lần 1, ba doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Viettel và Mobifone đã được phản hồi, yêu cầu hoàn thiện thêm một số nội dung để trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định lại. Tới nay, VNPT là một trong những đơn vị đã hoàn thành nộp hồ sơ lần 2.
Chia sẻ về quá trình nộp đề án Mobile Money, ông Nguyễn Sơn Hải – Đại diện VNPT cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và tuân thủ quy trình thẩm định nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Bộ, ban, ngành chức năng. Tuy chưa nhanh như mong đợi nhưng trên thực tế, các cơ quan chức năng đã chung tay, trực tiếp hoàn thiện cùng doanh nghiệp. Đây là việc cần thiết để Mobile Money khi đi vào thực tế có thể thuận lợi phát huy được những ưu thế của mình và giảm thiểu được những vấn đề phát sinh liên quan, qua đó đảm bảo quyền lợi và tính an toàn cho người dùng”.
* Chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng cho triển khai thực tếĐể triển khai việc sử dụngMobile Money, các doanh nghiệp viễn thông đã tiến hành chuẩn bị cho Mobile Money từ rất sớm. Trong suốt khoảng 2 năm trước khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép thí điểm Mobile Money, các doanh nghiệp VNPT, Viettel và Mobifone đã phối hợp cùng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) chuẩn bị nội dung Hồ sơ. Song song với đó là chuẩn bị sẵn sàng những phương án, điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nhân sự và các chính sách liên quan.
Trong Quý I/2021, VNPT đã triển khai thí điểm Mobile Money nội bộ với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn trên toàn quốc. “Việc thí điểm nội bộ rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng tôi diễn tập các kịch bản nghiệp vụ cũng như rà soát toàn trình và thử nghiệm mức độ thông suốt của hệ thống. Hiện tại, VNPT đã sẵn sàng để đưa Mobile Money ra thị trường chính thức, ngay khi được cấp phép” – Đại diện VNPT chia sẻ.
Có thể nói, sau quá trình làm việc tích cực và chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện tại VNPT đã ở trạng thái sẵn sàng và đang rất trông đợi vào việc sớm có quyết định cấp phép triển khai Mobile Money từ Ngân hàng nhà nước.
* Đẩy nhanh Mobile Money là nhu cầu cấp thiết nhằm thích ứng với dịch bệnh
Năm 2020, khi dịch COVID-19 có những dấu hiệu lan rộng, việc triển khai Mobile Money đã được xem là một nhu cầu cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn. Để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách nhằm hạn chế việc tiếp xúc và sử dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, Chỉ thị 11 ngày 04/3/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile Money là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.
Nhờ khả năng vận hành chỉ cần tới mạng viễn thông mà không phụ thuộc vào internet hay tài khoản ngân hàng, Mobile Money không chỉ dễ dàng giúp thay thế tiền mặt trong các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày, mà còn là phương tiện phù hợp để Chính phủ giải ngân trực tiếp các khoản trợ cấp, hỗ trợ an sinh xã hội đến từng người dân thuộc nhóm yếu thế, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có tăng trưởng ấn tượng tại tất cả các kênh: internet tăng 65,9%; điện thoại di động tăng 86,3%; QR code tăng 95,7%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng chưa cao, nhưng mật độ thuê bao di động thì đạt trên 100%. Như vậy nếu được chính thức triển khai, Mobile Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Với những lợi ích nêu trên, Mobile Money hứa hẹn một tương lai mà việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính được “bình dân hóa” và trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đặc biệt đối với cộng đồng khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là viễn cảnh gần mà tất cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đang cùng kỳ vọng./.
>>>VNPT sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng về Mobile Money
Tin liên quan
-
DN cần biết
Viettel hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng COVID-19 quy mô lớn tại Tp. Hồ Chí Minh
11:18' - 22/07/2021
Hơn 150 cán bộ nhân viên của Viettel đã sẵn sàng hỗ trợ Tp. Hồ Chí Minh vận hành, ứng dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 Quốc gia trong đợt tiêm chủng quy mô lớn tới đây.
-
Chuyển động DN
100% sản phẩm/dịch vụ của Viettel tham dự IT World Awards 2021 đạt giải
16:07' - 11/07/2021
Viettel- doanh nghiệp Việt Nam đạt nhiều giải thưởng nhất tại Giải thưởng IT World Awards 2021 với toàn bộ 12 sản phẩm/dịch vụ tham dự đạt giải, tăng 30% so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
WinMart liên tiếp ra mắt mô hình siêu thị mới tại Hà Nội và Đà Nẵng
15:09' - 18/07/2025
Với mục tiêu phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trải nghiệm bán lẻ hiện đại, tháng 7/2025, WinMart liên tiếp ra mắt hai siêu thị mô hình mới tại Hà Nội và Đà Nẵng theo định hướng đa trải nghiệm.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn bánh lớn nhất thế giới đầu tư 2 tỷ USD vào Mexico
09:49' - 18/07/2025
Tập đoàn sản xuất bánh lớn nhất thế giới Grupo Bimbo vừa công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD tại Mexico giai đoạn 2025 - 2028 nhằm nâng cấp 30 nhà máy ở 7 bang của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này.
-
Chuyển động DN
AI Perplexity huy động thêm vốn cho cuộc đấu trí tuệ nhân tạo
09:47' - 18/07/2025
Perplexity AI Inc. - công ty sở hữu công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cạnh tranh với Google đã huy động thêm vốn trong một thỏa thuận định giá công ty khởi nghiệp này ở mức 18 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Central Retail Việt Nam được vinh danh Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
15:24' - 17/07/2025
Tại Lễ vinh danh “Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức, Central Retail Việt Nam đã được gọi tên ở hạng mục “Hoạt động CSR nổi bật”.
-
Chuyển động DN
TSMC công bố lợi nhuận kỷ lục
15:17' - 17/07/2025
Lợi nhuận ròng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2025 của TSMC, nhà cung cấp chính của Apple và Nvidia, đạt 398,3 tỷ đô la Đài Loan (tương đương 13,53 tỷ USD).
-
Chuyển động DN
Khi bán lẻ hiện đại “về làng”
14:00' - 17/07/2025
Ngành bán lẻ Việt Nam đang trải qua một cuộc chuyển mình, với khu vực nông thôn - nơi hơn 60 triệu người tiêu dùng sinh sống và chiếm 65% dân số cả nước - trở thành “chiến trường” mới.
-
Chuyển động DN
Thương vụ mua lại công ty mẹ của Seven-Eleven đổ vỡ sau gần 1 năm đàm phán
13:05' - 17/07/2025
Nhà bán lẻ Alimentation Couche-Tard Inc. đã chính thức rút lại đề xuất mua Seven & i Holdings Co. với trị giá 47 tỷ USD, chấm dứt gần 1 năm đàm phán không thành công giữa 2 bên.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao
10:07' - 17/07/2025
Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo văn bằng hai, liên thông và sau đại học trong các lĩnh vực như Kỹ thuật Vật liệu, trí tuệ nhân tạo...
-
Chuyển động DN
Hòa Phát đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỷ đồng
09:36' - 17/07/2025
Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trong quý 2/2025, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36.000 tỷ đồng doanh thu và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.