Dấu hiệu Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Hàn Quốc
Điều này thể hiện ở việc sắp xếp nhân sự cho các vị trí Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại - những người sẽ giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đang có tranh chấp với Hàn Quốc.
Đáng chú ý, Thủ tướng Abe đã điều chuyển ông Taro Kono - một người có quan điểm cứng rắn với Hàn Quốc - từ vị trí Bộ trưởng Ngoại giao sang vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Abe dự định sẽ thúc giục Hàn Quốc có các bước đi cụ thể liên quan tới phán quyết của tòa án nhằm yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho những người Hàn Quốc đã bị cưỡng ép lao động trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Nhật Bản vẫn duy trì lập trường cho rằng các vấn đề bồi thường liên quan tới Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có các vụ kiện đòi bồi thường của những người Hàn Quốc bị ép phải làm việc cho các công ty Nhật Bản, đã được giải quyết theo thỏa thuận song phương mà hai nước đã ký kết vào năm 1965.
Mặt khác, Thủ tướng Abe cũng bổ nhiệm ông Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Ngoại giao khi đánh giá cao năng lực của ông này. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 13/9, mặc dù nhấn mạnh rằng giới chức ngoại giao Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ mối liên hệ với phía Hàn Quốc, nhưng ông Motegi cũng khẳng định Tokyo sẽ thuyết phục Seoul giải quyết vấn đề vi phạm luật pháp quốc tế càng sớm càng tốt. Vì vậy, ông nhấn mạnh rằng ông sẽ có lập trường chống Hàn Quốc.
Trong khi đó, tân Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Isshu Sugawara, người sẽ giám sát các hoạt động xuất khẩu, có mối quan hệ chặt chẽ với Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga.
Bình luận về ba bộ trưởng mới, một quan chức của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho biết, Văn phòng Thủ tướng có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò trọng yếu trong các chính sách của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.
Hôm 11/9, Hàn Quốc đã thông báo rằng nước này sẽ gửi đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Tokyo siết chặt quản lý xuất khẩu đối với ba nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Tokyo và Seoul, một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết Hàn Quốc cần phải cố gắng hết sức sau khi nhìn vào danh sách các thành viên trong Nội các mới của Nhật Bản. Quan chức này cho rằng danh sách Nội các mới “giống như một thông điệp rằng (Nhật Bản) sẽ không thay đổi lập trường cứng rắn” đối với Hàn Quốc./.
- Từ khóa :
- thủ tướng abe
- nhật bản
- hàn quốc
- quan hệ nhật hàn
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hối thúc Hàn Quốc giải thích khi bị loại khỏi "Danh sách Trắng"
13:56' - 18/09/2019
Ngày 18/9, Nhật Bản hối thúc Hàn Quốc đưa ra giải thích rõ ràng lý do loại Tokyo khỏi danh sách các đối tác thương mại được ưu đãi, cho rằng động thái này của Seoul là "vô cùng đáng tiếc".
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chính thức loại Nhật Bản khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy
08:01' - 18/09/2019
Bộ Năng lượng, công nghiệp và thương mại Hàn Quốc thông báo đã chính thức loại Nhật Bản ra khỏi danh sách các quốc gia là đối tác thương mại đáng tin cậy của Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Nhật Bản đã được thỏa thuận thương mại sơ bộ
10:10' - 17/09/2019
Mỹ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận tự do thương mại sơ bộ trong lĩnh vực rào cản thuế quan và thương mại điện tử.
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản trong cuộc đua vào vị trí Chủ tịch ADB
09:34' - 17/09/2019
Tân Chủ tịch ADB có thể sẽ bắt đầu đảm nhận trọng trách vào khoảng đầu năm 2020. Các ứng cử viên cần phải giành ít nhất 50% số phiếu từ các thành viên của ADB trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng tiêu dùng Nhật Bản vào Hàn Quốc sụt giảm mạnh
13:20' - 12/09/2019
Nhập khẩu hàng tiêu dùng Nhật Bản vào Hàn Quốc đã sụt giảm mạnh trong bối cảnh tranh cãi thương mại giữa hai nước gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.