Dấu hiệu về một liên minh Nga-Trung?
Trung tuần tháng 12/2017, Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 6 ngày với kịch bản giả định: phối hợp hành động giữa các lực lượng chống lại đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của "đối phương".
Mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về yếu tố "đối phương" được nêu trong cuộc diễn tập nói trên nhưng không khó để nhận ra rằng đó chính là nước Mỹ.
Hợp tác quân sự Nga-Trung thực sự được đẩy mạnh trong vài năm gần đây. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc là "khách hàng" lớn nhất và gắn bó nhất của ngành công nghiệp vũ khí Nga.
Một trong những thương vụ nổi bật gần đây là việc Bắc Kinh mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 và dự kiến được chuyển giao trong năm 2018.
Trung Quốc và Nga cũng gia tăng tần suất, quy mô các cuộc tập trận quân sự liên hợp. Kể từ cuộc diễn tập lần đầu tiên năm 2003, đến nay hai nước đã tiến hành tổng cộng 30 cuộc tập trận chung.
Cuộc tập trận gần đây nhất, với mục đích kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu, chống lại sức mạnh trên không hiện đại, chính là bước đi phô diễn tiềm lực kỹ thuật của cả hai nước.
Liên minh hời hợt
Nhiều nhà quan sát xem những diễn biến nêu trên là dấu hiệu về một liên minh Nga-Trung mới nổi. Bản thân Nga và Trung Quốc cũng muốn giới quan sát nhìn nhận vấn đề theo hướng đó.
Phát biểu trước báo giới, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Ivanovich Denisov cho rằng cuộc tập trận chung là minh chứng cho "hợp tác quân sự đang phát triển mạnh mẽ". Tuy nhiên, hợp tác quân sự không phải là bảo đảm cho một liên minh giữa hai nước.
Liên minh là quan hệ dựa trên động lực thực chất. Khi hai bên tạo lập liên minh, điều dó có nghĩa là lợi ích phải song trùng.
Đi vào các điều khoản thực tiễn, liên minh có nghĩa là các bên sẽ bỏ qua một bên những vấn đề nhỏ nhặt, những điểm bất hòa vì những chia sẻ lợi ích to lớn hơn và có tầm quan trọng đặc biệt. Bản chất của liên minh là lòng tin. Sản phẩm của liên minh là nghĩa vụ và trách nhiệm.
Liên minh không dễ lập ra và cũng không dễ bị đánh đổ. Liên minh dựa trên các lợi ích chung rõ ràng với cả hai nước, mà tầm quan trọng lớn đến mức đủ để một dân tộc này hy sinh vì một dân tộc khác khi mối đe dọa xuất hiện.
Đó không phải là nền tảng của quan hệ Nga-Trung và càng không phải là nền tảng của liên minh Nga-Trung. Tuy nhiên, không hẳn là hai nước không có một số nền móng hợp tác. Nga và Trung Quốc đều là "quyền lực đất liền lục địa" mà việc tiếp cận kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị phong tỏa nghiêm trọng bởi hải quân Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột.
Sức mạnh Mỹ phù hợp riêng biệt với việc kiềm chế các tham vọng của Nga và Trung Quốc. Lấy ví dụ, mục tiêu hàng đầu của Nga là mở rộng ảnh hưởng vượt khỏi dãy núi Carpathians nhưng Mỹ đang ngăn cản Moskva làm điều này.
Huyễn hoặc về đa cực
Khi lãnh đạo Nga và Trung Quốc gặp nhau, một trong những ngôn từ thường được sử dụng trong thảo luận chính sách là "đa cực".
Đa cực vừa là một một phần của cách tư duy ao ước, vừa là một phần chiến lược. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới ở vào hình thái "đơn cực" - tức là chỉ tồn tại duy nhất một quốc gia có khả năng phóng tầm sức mạnh toàn cầu - cụ thể là Mỹ.
Nga và Trung Quốc muốn thay đổi thực tế này. Đó là điểm khởi đầu cho tầm nhìn chung giữa Moskva và Bắc Kinh đồng thời cũng là mục đích cuối cùng.
Nhưng Nga và Trung Quốc cũng lại có sự khác biệt lớn trong quan điểm về thực tại kế tiếp sau thế đơn cực là như thế nào. Giải pháp thay thế mà Moskva theo đuổi là hồi sinh quyền lực Nga trong trật tự Liên bang Xô Viết.
Trung Quốc lại xem trọng lựa chọn tái lập "Thiên mệnh" (Mandate of Heaven), một vị thế từng bị các quyền lực đế quốc phương Tây tước đoạt hồi thế kỉ 19 khi mà Trung Hoa ở vào thời điểm dễ bị tổn thương nhất. Vấn đề của Nga và Trung Quốc không phải là thế giới đơn cực, mà là cả hai không có quyền lực tối thượng.
Hai bên sử dụng thuật ngữ đa cực để ẩn đi khác biệt này. Tốt hơn vẫn là tập trung làm suy yếu Mỹ trước và giải quyết những bất đồng sau.
Nhưng có quá nhiều thứ cần phải che đậy. Từ góc nhìn của mình, Bắc Kinh coi Nga từng là một cường quốc đế quốc phương Tây lợi dụng tính dễ tổn thương của Trung Quốc. Vladivostok là thành phố quan trọng nhất của Nga ở miền Đông, nơi đồn trú của Hạm đội Thái Bình Dương.
Bắc Kinh thì xem Vladivostok và vùng lãnh thổ rộng hơn 900.000 km2 bao quanh từng là vùng đất thuộc Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước bị Nga chiếm đoạt.
Moskva xem Trung Á thuộc lãnh địa ảnh hưởng của riêng mình, còn Trung Quốc lại coi Trung Á là bộ phận thiết yếu đối với các kế hoạch phát triển nội địa, tìm kiếm các cung đường mới vươn tới châu Âu cho đến khi có đủ sức mạnh quân sự để thách thức Mỹ.
Nga và Trung Quốc không tin tưởng lẫn nhau bởi hai nước có "lợi ích phân kỳ". Cả hai đều nỗ lực giấu kín sự nghi ngờ lẫn nhau thông qua hợp tác quân sự, đầu tư kinh tế cũng như mối quan hệ cá nhân giữa ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình.
Nhưng đó chỉ là biểu hiện vụ lợi trong các vấn đề chính trị ở cấp độ bên ngoài. Nga và Trung Quốc thách thức sức mạnh, lợi ích và an ninh Mỹ, nhưng mục tiêu mà mỗi bên hướng đến là khác nhau. Đây cũng chính là điểm mà hai nước chưa thể hòa hợp được./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo có thể rút khỏi WTO
09:13' - 08/01/2018
Nga có thể rút khỏi WTO trong trường hợp tổ chức này chấp thuận đơn kiện của Liên minh châu Âu (EU) về việc bắt Nga nộp phạt do hạn chế nhập khẩu thịt lợn từ liên minh này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tăng cường giám sát cổ đông của các ngân hàng thương mại
18:53' - 07/01/2018
Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) mới công bố những biện pháp tạm thời nhằm tăng cường giám sát lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông tại các ngân hàng thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ gia tăng bất ổn giữa Nga và Mỹ
06:30' - 06/01/2018
Mỹ và Nga gần đây nảy sinh những bất đồng xung quanh một số khu vực xung đột chính trên thế giới, điều này báo hiệu nguy cơ gia tăng bất ổn tại châu Âu, châu Á và Trung Đông vào đầu năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch – chiến lược mềm của Trung Quốc
05:30' - 06/01/2018
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng năm có khoảng 130 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài (tương đương dân số Nhật Bản), nên nguồn lợi mang lại cho ngành du lịch thế giới là rất lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga yêu cầu Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran
20:12' - 04/01/2018
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Nga kêu gọi Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.