Đẩy nhanh xử lý các ngân hàng yếu kém và nợ xấu
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 1/11, các đại biểu đã nêu nhiều câu hỏi đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về: Việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt; việc duy trì trần lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng; tiến trình xử lý nợ xấu; xử lý các ngân hàng yếu kém, sử dụng ngoại tệ khu vực biên giới…
* Tăng cường ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt Trả lời đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa -Vũng Tàu) về giải pháp tiếp tục thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt, việc duy trì trần lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng trong điều kiện kinh tế ổn định vĩ mô, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết: Về cơ sở pháp lý, để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã tập trung hoàn thiện, ban hành 10 Thông tư chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Bộ tiêu chuẩn về thẻ chíp nội địa cho thẻ ATM, ban hành tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật của QR code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua đã được chú trọng đầu tư và nâng cao. Theo ông Lê Minh Hưng, đến cuối tháng 8/2018, số lượng máy Pos (máy thanh toán thẻ) tăng khoảng 23,6% so với cuối năm 2016. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được quản lý, vận hành một cách thông suốt, ổn định, an toàn. Số lượng và giá trị giao dịch trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng tương ứng là 28,3% và 30,1% so với cùng kỳ năm 2017. Cũng theo ông Lê Minh Hưng, các kênh giao dịch thực hiện qua các phương thức thanh toán mới tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể: Trong 8 tháng đầu năm 2018, thanh toán qua Internet tăng 48% về số lượng và 27,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017; thanh toán qua điện thoại di động tăng 40% và 147% tương ứng về số lượng và giá trị. Giao dịch trên máy Pos cũng tăng rất mạnh. Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công cũng không ngừng được thúc đẩy và mở rộng. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.Tính đến cuối tháng 8/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng đã kết nối với hệ thống nộp thuế tại 63 kho bạc tại các tỉnh thành phố trên cả nước.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Chương trình “Tiền khéo tiền khôn và những đứa trẻ thông thái” để nâng cao nhận thức cộng đồng về các dịch vụ tài chính. Liên quan đến lãi suất và việc áp dụng trần lãi suất như là một biện pháp hành chính, ông Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn đồng thuận quan điểm hướng tới nền kinh tế thị trường thì cần phải hạn chế áp dụng các biện pháp hành chính.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo thêm, từ năm 2011, khi thị trường có những diễn biến không thuận lợi, ảnh hưởng khá mạnh đến sự ổn định an toàn về kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trần lãi suất tiền gửi đối với đồng Việt Nam cho các kỳ hạn trên cơ sở phục hồi từng bước, nhờ vậy hoạt động thị trường đã thông suốt hơn.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành dỡ bỏ quy định này; hiện chỉ còn áp dụng trần lãi suất đối với tiền gửi của đồng Việt Nam có kỳ hạn dưới 6 tháng. Việc áp dụng trần lãi suất có cơ sở thực tiễn.Theo ông Lê Minh Hưng, cấu trúc thị trường tài chính và các cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa được hoàn thiện. Trong bối cảnh thị trường vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng vẫn là một kênh chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, việc sử dụng chọn lọc với liều lượng và thời điểm phù hợp các biện pháp hành chính là cần thiết để đảm bảo an toàn trong các hoạt động của thị trường tiền tệ.
Cũng theo ông Lê Minh Hưng, hiện nay số lượng tổ chức tín dụng tương đối nhiều và có chất lượng chưa đồng đều. Chính vì vậy, trần lãi suất huy động dưới 6 tháng được duy trì và ổn định ở mức hợp lý, bám sát cung cầu thị trường có tác dụng giữ ổn định hoạt động thị trường tiền tệ và “neo” được tâm lý kỳ vọng về lạm phát. Trong bối cảnh hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, việc duy trì trần lãi suất giúp hỗ trợ, ổn định thị trường tiền tệ. Khi hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động tốt hơn, an toàn, lành mạnh hơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để dỡ bỏ những biện pháp không cần thiết. * Quyết liệt xử lý nợ xấu Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa -Vũng Tàu) nêu chất vấn: Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tập trung thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trên nguyên tắc thận trọng và có kết quả, được các tổ chức quốc tế đánh giá thành công. Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém chưa đạt yêu cầu. Trong triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ. Nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp đột phá nào để thực hiện hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Cùng chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Nguyễn Việt Thắng (Bến Tre) nêu câu hỏi: Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc cho phép hướng dẫn người dân và doanh nghiệp ở các tỉnh biên giới được lưu hành và sử dụng tiền Việt Nam đồng và Nhân dân tệ (Trung Quốc). Hiến pháp Việt Nam và luật của Việt Nam quy định chỉ có một đồng tiền Việt Nam đồng, vậy quy định này có vi phạm Hiến pháp không?Trả lời những chất vấn này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết: Theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/1/2018 và trên cơ sở quy định của pháp luật, các ngân hàng nhà nước đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ để có những chủ trương và Chính phủ đã phê duyệt chủ trương, phương án định hướng xử lý các ngân hàng yếu kém này.
Tuy nhiên, tiến trình trên còn chậm vì trên cơ sở chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hiện đang tiến hành định giá các ngân hàng này và đàm phán lần cuối với các nhà đầu tư. Quá trình này mất nhiều thời gian.Đồng thời, trên cơ sở mức cam kết của các nhà đầu tư và định hướng của Chính phủ, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện phương án chi tiết để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém này.
Ông Lê Minh Hưng cho rằng, tình hình triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu thời gian qua rất quyết liệt và đã đạt được kết quả tích cực. Nghị quyết 42 có hiệu lực từ 15/8/2017, thời gian tổ chức thực hiện mới được hơn một năm. Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sơ kết 1 năm việc triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội và Đề án 1058 về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.Theo đó, trong hơn một năm, các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 140 nghìn tỷ đồng; riêng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã xử lý được khoảng 95 nghìn tỷ đồng trong số nợ đã mua.
Quá trình sơ kết việc triển khai Nghị quyết 42 cho thấy có một số tồn tại, khó khăn, hạn chế liên quan đến các bộ ngành và một số địa phương.Ngân hàng Nhà nước đã có các báo cáo chi tiết gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để tới đây tiếp tục phối hợp với các Bộ Tài chính, Tư pháp, các địa phương và đặc biệt là Tòa án nhân dân các cấp, triển khai quyết liệt hơn nữa, xử lý những tồn tại trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan. Ông Lê Minh Hưng cho rằng, các tiến trình xử lý nợ xấu sẽ đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Chia sẻ thêm về Thông tư 19 trước câu hỏi của đại biểu Nguyễn Việt Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết: Sau khi ban hành Thông tư 19, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo giải trình đầy đủ các nội dung liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền, đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội. Ông Lê Minh Hưng khẳng định, các nội dung của Thông tư 19 được ban hành đã tuân thủ đầy đủ quy định của Hiến pháp, pháp luật đặc biệt là Luật Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngoại hối. Hiến pháp quy định đồng tiền Việt Nam, Pháp lệnh ngoại hối quy định các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì sử dụng đồng Việt Nam; tuy nhiên Pháp lệnh ngoại hối cũng có quy định cho phép là sử dụng ngoại tệ trong một số giao dịch. Theo ông Lê Minh Hưng, trên thực tế, bất kỳ quốc gia nào cũng có mối quan hệ kinh tế và thương mại với các nước khác trên thế giới. Trong các mối quan hệ kinh tế đó, hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai và đầu tư phải có các quy định về đồng tiền thanh toán.Điều 26 Pháp lệnh ngoại hối cho phép việc sử dụng đồng tiền của nước có chung đường biên giới thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia ký kết. Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại biên giới với ba nước Trung Quốc-Lào-Campuchia; có Luật Quản lý ngoại thương. Trên cơ sở đó, việc ban hành quy định cho phép ngoại tệ thanh toán trong những giao dịch thương mại đầu tư như vậy hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật./.
>>> Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Xác định trách nhiệm quản lý nguồn thải
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh
11:45' - 01/11/2018
Nhiều chuyên gia khẳng định, không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh trong Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan đến quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày cuối tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội
08:16' - 01/11/2018
Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày mai Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
21:23' - 31/10/2018
Thứ năm, ngày 1/11/2018, Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên họp này sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng NDT giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng so với đồng USD
13:47' - 07/04/2025
Đồng nhân dân tệ (NDT) đã giảm dưới áp lực sau khi căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, Trung Quốc và Mỹ áp thuế lẫn nhau.
-
Ngân hàng
Ngân hàng tạo điều kiện cho ngành hàng lúa gạo phát triển
08:00' - 07/04/2025
Để đề án "1 triệu hecta lúa chất lượng cao" có hiệu quả cao, hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc, ra nhiều chính sách tín dụng phù hợp cho nông dân trồng lúa.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ
07:42' - 06/04/2025
Trong tuần đầu tháng 4, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại như MB, VPBank... tiếp tục giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
NHCSXH huy động trên 415.000 tỷ đồng, mở rộng tiếp cận vốn chính sách
07:30' - 06/04/2025
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
-
Ngân hàng
Sacombank triển khai gói ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng, hoàn đến 50% khi nạp tiền điện thoại
10:13' - 05/04/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa triển khai chương trình khuyến mại "Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh", kéo dài đến hết ngày 30/9/2025 với tổng ngân sách ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Đồng yen tăng lên mức cao nhất 6 tháng do lo ngại thuế quan
18:41' - 04/04/2025
Đồng yen Nhật Bản đã tăng giá mạnh so với đồng USD trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn, xuất phát từ các chính sách thuế quan của Mỹ và nguy cơ trả đũa của các nước.
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45' - 04/04/2025
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22' - 04/04/2025
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13' - 04/04/2025
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.