Để khoa học công nghệ phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiệu quả
Nhiều chương trình khoa học công nghệ phục vụ đồng bào đã được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn cũng như thực hiện chương trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
*Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệChương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/10/2015 tập trung ưu tiên cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Ngay sau đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN quy định việc quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 để triển khai thực hiện các nội dung được quy định tại Chương trình. Đồng thời ban hành Quyết định quy định về xây dựng dự toán chi công lao động khoa học của dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.Việc ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản để hướng dẫn thực hiện, quản lý Chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực hiện các Chương trình/nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được triển khai, từng bước gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống vùng dân tộc ít người và vùng núi. Các mô hình điểm, mô hình trình diễn và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bảo dân tộc ít người và vùng núi, góp phần thay đổi tập quán sản xuất theo hướng tăng năng suất, chất lượng bền vững.
Tính đến nay, các dự án, nhiệm vụ đã xây dựng được 653/1.000 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả, quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (đạt 65%). Đồng thời chuyển giao hơn 500/1.500 lượt công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (đạt 33,3%); đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho 1.566/1.500 kỹ thuật viên cơ sở ở địa phương (đạt 104,4% kế hoạch dự kiến); tập huấn cho 30.505/60.000 lượt nông dân về các tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã được chuyển giao, ứng dụng cho dự án (đạt 50,8%).
Về cơ bản, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thúc đẩy chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác, năng suất lao động, giúp cải thiện đời sống, thu nhập của bà con. *Ưu tiên nguồn lực cho khoa học ứng dụng Để thúc đẩy hơn nữa quá trình đưa khoa học công nghệ phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, Khung Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030 (giai đoạn II)” đang được Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, xây dựng nhằm cung cấp luận cứ khoa học để tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối, pháp luật về dân tộc thiểu số, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình mới. Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển dựa trên nền tảng văn hóa, tri thức cộng đồng của các dân tộc thiểu số và đặc thù địa phương nhằm phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Khung Chương trình sẽ giúp định hướng tập trung nghiên cứu bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc thiểu số, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong giai đoạn mới; đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, một số chương trình, chính sách dân tộc, Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030; nghiên cứu xây dựng, thực hiện thí điểm các mô hình phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn 2045; xây dựng, chuẩn hoá Khung dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam; thu thập, cập nhật, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về các dân tộc thiểu số và công tác dân tộc; nghiên cứu, đề xuất Bộ từ điển một số dân tộc thiểu số.Sản phẩm của Khung Chương trình hướng tới là hệ thống các luận cứ khoa học và hệ thống lý luận về những vấn đề cơ bản, thực tiễn cấp bách liên quan đến dân tộc thiểu số, công tác dân tộc và chính sách dân tộc; hệ thống các kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước về các quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến dân tộc thiểu số và công tác dân tộc; các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện khả thi, hiệu quả hệ thống chính sách dân tộc, Chiến lược công tác dân tộc, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 và giai đoạn tiếp theo. Cùng với đó là hệ thống dữ liệu về các chính sách dân tộc; hệ thống các luận cứ, giải pháp khoa học và công nghệ góp phần phát triển văn hóa, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2045; sản phẩm về sở hữu trí tuệ cũng như các công trình nghiên cứu khoa học… Tiến sỹ Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, Chương trình cần tập trung ưu tiên nguồn lực cho khoa học ứng dụng. Đối với các nghiên cứu cơ bản cần phải cụ thể hơn, tập trung vào mối quan hệ đồng bào dân tộc thiểu số và chính quyền các cấp. Đồng thời cần thống nhất và đồng bộ 66 bộ luật và 276 điều liên quan hiện còn chồng chéo, nghiên cứu thống nhất bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc miền núi. Bên cạnh đó, công tác quản lý và phát triển đối với các dân tộc thiểu số cần sự phối hợp giữa chính quyền và cộng đồng địa phương, chú trọng đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. Chính sách hỗ trợ phát triển cần phù hợp với từng vùng và từng dân tộc. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Dương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, việc đánh giá hiệu quả của các chương trình hiện tại cần có sự tham gia của các chuyên gia và cơ sở nghiên cứu địa phương. Bên cạnh đó, cần xác định mục tiêu ưu tiên, bao gồm phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và bảo tồn văn hóa, đồng thời điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp với thực tiễn mà không gây tổn hại môi trường, văn hóa của đồng bào.Tin liên quan
-
Đời sống
Sóc Trăng cung cấp đầy đủ các dịch vụ pháp lý cho vùng dân tộc thiểu số
16:34' - 08/11/2024
Ngày 8/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tổng kết Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật năm 2024.
-
Hàng hoá
Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
08:30' - 08/11/2024
Tỉnh Ninh Bình đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường.
-
Công nghệ
Khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
21:18' - 06/11/2024
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 mã số KC.16/24-30: "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam".
-
Đời sống
Hậu Giang nâng cao sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
08:30' - 02/11/2024
Giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Hậu Giang tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ấp đặc biệt khó khăn.
-
Ngân hàng
Vốn chính sách giúp học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vượt khó
10:34' - 01/08/2024
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục giải ngân nguồn vốn đối với học sinh sinh, viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện biên giới Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).
-
Đời sống
Kiên Giang đặt mục tiêu hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1,5 - 2%
10:27' - 12/06/2024
Những năm gần đây, thông qua các phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, tại Kiên Giang xuất hiện ngày càng nhiều hộ có mô hình làm ăn hiệu quả, thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Màn hình co giãn "hàng hiếm" của LG Display
20:49' - 12/11/2024
Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh.
-
Công nghệ
Chuyển hướng hỗ trợ 400.000 máy tính bảng sang hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo
17:04' - 12/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí đặt hàng các doanh nghiệp hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích ba năm 2022 - 2024.
-
Công nghệ
"Ươm mầm" cho những kỹ sư công nghệ thông tin
12:35' - 12/11/2024
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Khoa Công nghệ thông tin-Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng (1979-2024) đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
-
Công nghệ
Tuần lễ số quốc tế Việt Nam sẽ diễn ra tại Quảng Ninh
07:19' - 12/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 19 - 22/11 tại thành phố Hạ Long.
-
Công nghệ
Google thử nghiệm tính năng tìm kiếm siêu tốc
22:14' - 11/11/2024
"Gã khổng lồ" công nghệ Google (Mỹ) đang thử nghiệm tính năng tìm kiếm bằng giọng nói cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận phản hồi ngay lập tức.
-
Công nghệ
Lần đầu gắn chíp định danh cho tác phẩm tại triển lãm Gốm nghệ thuật “Hiện linh”
11:29' - 11/11/2024
Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” giới thiệu gần 200 tác phẩm, mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ số với tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
07:16' - 11/11/2024
Việc đưa tác phẩm lên không gian mạng với sự thể hiện của sách nói (audio book), sách điện tử (e-book),… đang trở thành xu hướng.
-
Công nghệ
Samsung: Bản cập nhật bảo mật mới "vá" nhiều lỗ hổng quan trọng
22:46' - 10/11/2024
Bản cập nhật bảo mật mới của Samsung có ý nghĩa quan trọng do mức độ nghiêm trọng của nhiều mối nguy cần phải được khắc phục một cách nhanh chóng và triệt để.
-
Công nghệ
Nga sắp thử nghiệm vaccine ngừa ung thư trên bệnh nhân
20:46' - 10/11/2024
Nga sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024 - đầu năm 2025 trên các bệnh nhân ung thư chưa hóa trị.