Để người lao động được hưởng quyền lợi cao hơn luật
Ông Nguyễn Tùng Vân, Chủ tịch Công đoàn dệt may Việt Nam cho biết, trước thách thức đổi mới khi đất nước khi đang hội nhập sâu rộng, Công đoàn dệt may Việt Nam đã triển khai tốt Chương trình trọng điểm về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tiến bộ trong doanh nghiệp.
Điều này đã tác động hiệu quả để người lao động trong ngành được hưởng các quyền lợi cao hơn luật.
Hiện nay, mức thu nhập của người lao động tại các công đoàn cơ sở đạt khoảng 6,25 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,6% so với năm 2014.
Đặc biệt, có một số đơn vị thu nhập bình quân đạt từ 7-9 triệu đồng/người/tháng như: Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Tổng Công ty May Hưng Yên-CTCP. Các công đoàn ngành dệt may địa phương cũng đã ký quy chế phối hợp có mức lương bình quân 3,43 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp thuộc các công đoàn ngành địa phương còn quan tâm điều chỉnh tăng thêm một số khoản phụ cấp cho công nhân lao động như: phụ cấp chuyên cần, tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền xăng xe...
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành dệt may Việt Nam không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hàng năm, công đoàn tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo từ công đoàn cơ sở đến tổ công đoàn, công đoàn bộ phận.
Đồng thời, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo Nghị định 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ và “Chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”.
Theo ông Nguyễn Tùng Vân, đến nay đã có trên 100 đơn vị ký thỏa ước lao động tập thể ngành và có nhiều điều khoản cao hơn quy định của Luật và có lợi cho người lao động. Nhiều đơn vị xây dựng quy chế đối thoại và tổ chức đối thoại 3 tháng/lần đã tạo sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.
Công đoàn ngành còn phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam chỉ đạo các công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị người lao động hàng năm, với tỷ lệ trên 85% đơn vị tổ chức tốt hội nghị người lao động. Bên cạnh đó, khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp, trình độ ngọai ngữ, tin học và các kỹ năng của người lao động.
Ngoài ra, công đoàn ngành dệt may cũng ban hành Quy chế hoạt động, quản lý “Quỹ xã hội từ thiện”, trợ cấp cho công nhân lao động, trợ cấp xây nhà tình thương, nuôi dưỡng các cháu con công nhân mồ côi với mức từ 3,4-3,6 triệu đồng/cháu/năm, trợ cấp cán bộ công nhân viên là thương binh, là con nạn nhân chất độc da cam.
Hỗ trợ cho con cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hỗ trợ con công nhân nghèo học giỏi… Điều này đã động viên người lao động trong ngành tích cực sản xuất, đóng góp sức lực cho sự phát triển của ngành.
Tổng công ty May 10 là đơn vị được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghi nhận là “Doanh nghiệp vì người lao động”. Chia sẻ những bí quyết làm nên thành công, ông Bạch Thăng Long, Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 cho hay, để đạt được danh hiệu trên May 10 luôn thực hiện theo tiêu chí “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp”.
Bởi vậy, những gì tốt đẹp nhất đều được May 10 dành cho người lao động bằng hết khả năng cho phép từ việc lo đủ việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến cho đến việc tặng mũ bảo hiểm, tặng bộ veston cho 11.000 người lao động. Đồng thời, khám sức khỏe hay tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham quan nghỉ mát.
Đặc biệt năm 2016, Tổng công ty đã tặng sách, đĩa và giảng dạy tiếng Anh miễn phí cho người lao động … với mong muốn người lao động có điều kiện tốt nhất để lao động, sáng tạo và phát triển.
Ông Nguyễn Tùng Vân bày tỏ, trải qua quá trình hoạt động qua nhiều khó khăn, nhưng Công đoàn dệt may Việt Nam đã sát cánh cùng người lao động bảo vệ quyền lợi cho họ và không quên nhiệm vụ động viên người lao động chung sức xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh.
Tuy nhiên, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, các cấp công đoàn dệt may Việt Nam sẽ linh hoạt hơn nữa để phát triển đoàn viên, chăm lo bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người lao động.
Để hoàn thành tốt việc chăm lo cho người lao động trong giai đoạn cạnh tranh và đổi mới, Công đoàn dệt may Việt Nam cũng tập trung cập nhật kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công đoàn để họ thực sự tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm và luôn đồng hành vì sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng hết quý I/2017
21:33' - 09/01/2017
Năm 2017 Tập đoàn Dệt may Việt Nam phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 11%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% và doanh thu hợp cộng toàn tập đoàn tăng 12% so với năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may phấn đấu đạt mục tiêu hơn 30 tỷ USD năm 2017
15:51' - 06/01/2017
Để đạt được tốc độ tăng trưởng 6,5-7%, đạt trên 30 tỷ USD trong năm 2017, ngành dệt may rất cần sự nỗ lực tổng hợp cả về phía doanh nghiệp, quản lý nhà nước và hạ tầng kinh tế xã hội nói chung.
-
Chuyển động DN
May 10 đặt mục tiêu đạt doanh thu 3.100 tỷ đồng trong năm 2017
07:43' - 04/01/2017
Tổng giám đốc May 10 Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định, trong năm nay, Tổng công ty sẽ tiếp tục chủ động tìm kiếm thị trường, hướng tới mục tiêu đạt 3.100 tỷ đồng doanh thu.
-
Chuyển động DN
Dệt may Việt Nam khó giữ thị trường?
07:03' - 31/12/2016
Một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may tăng trưởng thấp là do giá bông xơ biến động, giá sợi giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017, doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó khăn
12:12' - 10/11/2016
Năm 2017, dự báo tổng cầu dệt may thế giới vẫn sẽ tăng trưởng chậm. Đặc biệt với việc Anh rời EU và việc Tổng thống mới đắc cử của Mỹ không ủng hộ TPP sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu dệt may.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.