Dệt may Việt Nam khó giữ thị trường?
Năm 2016, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo, giá nhiều hàng hóa cơ bản và giá dầu thô ở mức thấp. Ngành dệt may đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động này.
Mặc dù đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu dệt may của năm từ mức 31 tỷ USD xuống còn 29 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đến cuối năm 2016 chỉ đạt 28,5 tỷ USD, thấp hơn so với dự kiến, hoàn thành 92% kế hoạch xuất khẩu, với mức tăng trưởng đạt 5,6% so với năm 2015.Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may tăng trưởng thấp là do giá bông xơ biến động, giá sợi giảm.
Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sợi nhập từ Việt Nam gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất sợi. Nguyên nhân khác là chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định hơn so với một số ngoại tệ đã khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ...
Ngoài ra, ngành đang chịu áp lực vì chi phí tăng cao như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… làm cho giá thành cao hơn một số nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, dòng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang chững lại, việc chuyển nhượng doanh nghiệp diễn ra nhiều hơn các năm trước; tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng lên gần 70%, doanh nghiệp trong nước ngày càng thu hẹp cũng là những nguyên nhân làm sức tăng trưởng của ngành dệt may không như kỳ vọng.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đánh giá, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong khoảng thời gian từ năm 2010 trở lại đây và chỉ cao hơn năm 2008 - năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới cũng là năm dệt may không có tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh tình hình thị trường thế giới trong năm nay với tổng cầu thấp, giá cả hàng hóa giảm từ 5-7%; riêng hàng hóa thời trang giảm 10%, thì Việt Nam lại là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và vẫn được các đối tác nhập khẩu đánh giá cao.
Theo ông Thân Đức Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, năm 2016 là một năm rất đặc biệt cũng là một năm khó khăn đối với May 10. Mặc dù kết quả sản xuất của May 10 vẫn đạt được mức tăng trưởng 6% so với năm ngoái nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, May 10 vẫn giữ vững sản xuất, bởi có sự hợp tác lâu năm với nhiều công ty nước ngoài. Chỉ có điều không thuận lợi là trước đây những đơn hàng được ký trước dài hạn (thông thường ký trước 6 tháng, hoặc tối thiểu 3 tháng) nhưng nay khách hàng chỉ ký trước chỉ hơn một tháng.
Bà Lê Thị Hà Chi, Giám đốc điều hành Tổng Công ty may Nhà Bè cho biết trong điều kiện ngành dệt may ngày càng cạnh tranh khốc liệt, Tổng Công ty đã đề ra những giải pháp linh động nên hoạt động sản xuất kinh doanh vượt qua các chỉ tiêu từ 10 đến 15%.
Nhìn lại năm 2016, các thị trường xuất khẩu hàng dệt may có sự biến động đáng kể.Thị trường EU với nhiều bất ổn cả về chính trị và kinh tế, nhưng dệt may vẫn duy trì mức tăng trưởng 3,5%. Trong đó Pháp đạt tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam ấn tượng nhất với mức 30,9%.
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc bứt phá mạnh những tháng cuối năm, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 2,37 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015. Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng may mặc có khối lượng xuất khẩu gia tăng nhanh nhất vào Hàn Quốc.
Thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Hàn Quốc đã được mở rộng thêm 3,98% về trị giá và 3,14% về khối lượng. Với thị trường Nhật Bản, sau khi tăng chậm trong những tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật đã bứt phá mạnh từ tháng 8, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,91 tỷ USD, tăng 5,75% so với năm 2015.
Với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 817 triệu USD, tăng 25% so với năm 2015. Các chuyên gia trong ngành dự báo về triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Trung Quốc là rất khả quan vì các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như TPP, EU hiện đã gần như bão hòa, khó có thể tăng mạnh và xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng đạt mức tăng trưởng khá 10% nhưng dung lượng thị trường Hàn Quốc bị hạn chế.
Trong khi đó, Trung Quốc là một thị trường có quy mô rộng lớn, địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa . Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ 100 triệu USD và có mức tăng cao như Nga đạt 100 triệu USD, tăng 20%; Australia đạt 161 triệu USD, tăng 15%.
Theo ông Trương Văn Cẩm, vượt qua những khó khăn, ngành dệt may Việt Nam đã xuất siêu 15 tỷ USD, tăng 8,57 điểm phần và tỷ lệ giá trị tăng thêm đạt 52,6%, tăng 1,4 điểm phần trăm so với năm 2015.
Sang năm 2017, dự báo tổng nhu cầu dệt may thế giới vẫn tăng trưởng chậm, đặc biệt với việc Brexit và tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không ủng hộ TPP sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 30,5 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD so với mức thực hiện năm 2016./.
- Từ khóa :
- Dệt may
- xuất khẩu
- hàng may mặc
- ASEAN
- ngành dệt may
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017, doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó khăn
12:12' - 10/11/2016
Năm 2017, dự báo tổng cầu dệt may thế giới vẫn sẽ tăng trưởng chậm. Đặc biệt với việc Anh rời EU và việc Tổng thống mới đắc cử của Mỹ không ủng hộ TPP sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu dệt may.
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may loay hoay gỡ nút thắt - Bài 2: Bắt đầu từ khâu khâu dệt, nhuộm
20:52' - 05/11/2016
Đã đến lúc ngành không chỉ chờ đợi vào những đơn hàng "ăn đong" hay những phương án tình thế mà phải chủ động tìm kiếm các giải pháp mang tính dài hơi để tạo bàn đạp cho ngành phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dệt may loay hoay gỡ nút thắt - Bài 1: Đơn hàng “ăn đong”
13:02' - 05/11/2016
Mặc dù ngành dệt may đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu xuống còn 29 tỷ USD nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng xuất khẩu toàn ngành khó đạt con số trên và khó khăn sẽ còn tiếp diễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may sẽ tiếp tục gặp khó đến hết quý III năm 2017
16:07' - 04/11/2016
Thách thức đang đặt ra cho ngành dệt may là công nghệ quản trị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực còn đang ở mức khiêm tốn.
-
DN cần biết
Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN
21:57' - 02/11/2016
Ngành dệt may ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng cần tính đến việc làm thế nào để tăng được năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới.
-
Hàng hoá
Tăng năng lực cho dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng khối ASEAN
16:18' - 01/11/2016
Dệt may hiện là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước và đưa Việt Nam đứng Top 5 các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".
-
Chuyển động DN
Tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
09:49' - 16/04/2025
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành có dung lượng lớn nhất Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Hermes thành tập đoàn hàng hiệu có vốn hóa lớn nhất thế giới
09:03' - 16/04/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4, vốn hóa thị trường của Hermes chạm mốc 248,6 tỷ euro (khoảng 280,5 tỷ USD), giành vị trí tập đoàn xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
-
Chuyển động DN
Quảng Bình và Sun Group ký kết hợp tác chiến lược đầu tư phát triển
20:16' - 15/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã có buổi làm việc để ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển” (sau đây gọi là “Bản ghi nhớ”).
-
Chuyển động DN
Hậu Giang xúc tiến dự án nông nghiệp không chất thải với đối tác Singapore
19:24' - 15/04/2025
Chiều 15/4, UBND tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với các doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Chuyển động DN
Công ty mỹ phẩm Hàn Quốc lên kế hoạch xây nhà máy tại Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
18:14' - 15/04/2025
Amorepacific dự kiến đầu tư vào các cơ sở sản xuất mô-đun và logistics tại Mỹ trong vòng 3-5 năm tới, nhằm tận dụng tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng của thị trường này.
-
Chuyển động DN
Viettel đặt mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2026
18:14' - 15/04/2025
Viettel hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ mạng lõi 5G, khẳng định vai trò vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa là nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ.
-
Chuyển động DN
SCG Việt Nam ra mắt tấm xi măng đạt chuẩn EPD quốc tế
16:05' - 15/04/2025
Tập đoàn công nghiệp SCG của Thái Lan đã chính thức ra mắt tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường.