Để sản phẩm y tế Việt tiến sâu vào thị trường châu Âu
Các nước châu Âu, châu Mỹ đang có nhu cầu lớn đối với mặt hàng khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ y tế để đối phó với dịch COVID-19. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường này. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội ấy, doanh nghiệp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và chứng nhận CE marking của Liên minh châu Âu.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, lúng túng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng của nước nhập khẩu, đặc biệt là quy trình xin chứng nhận CE của Liên minh châu Âu (EU) và FDA của Hoa Kỳ.
Trước thực trạng trên, thời gian gần đây Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức các hội thảo nhằm hỗ trợ thông tin liên quan đến việc xin chứng nhận FDA và CE cho các doanh nghiệp xuất khẩu thiết bị y tế, đồ bảo hộ cá nhân. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu chi phí cũng như rủi ro cho hàng xuất khẩu. Qua các hội thảo này, các chuyên gia đã giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam về tiêu chuẩn FDA, CE cũng như hướng dẫn chi tiết những bước để đăng ký và đáp ứng được hai tiêu chuẩn này. Về tiêu chuẩn của FDA tại thị trường Hoa Kỳ, bà Nguyễn Bá Thiên Thư, Trưởng đại diện Công ty Registra Corp tại Việt Nam cho biết, dịch COVID-19 đã thay đổi một số quy định của FDA với các sản phẩm nhất định. FDA đã thiết lập Ủy quyền sử dụng khẩn cấp (EUA) để đối phó với virus Corona và đang thực hiện các quy định thực thi thận trọng đối với một số loại dược phẩm và thiết bị y tế. FDA thông qua EUA theo nguyên tắc quyết định từng trường hợp một. Những cơ sở hoạt động có sản xuất, đóng gói, dán nhãn hoặc thu hồi các sản phẩm dược phẩm để phân phối với mục đích thương mại đều phải đăng ký với FDA.Theo bà Thư, yêu cầu về khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn tăng cao trong thời kỳ bùng phát dịch COVID-19. FDA bắt đầu cho phép các cơ sở thông thường không chịu sự quản lý của FDA có thể chế tạo nước rửa tay sát khuẩn. Nhà sản xuất phải chuẩn bị nước rửa tay sát khuẩn theo công thức được cung cấp bởi Dược điển Hoa Kỳ (là tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được Hội đồng Dược điển Hoa Kỳ xuất bản hàng năm) theo mục 21CFR20.
Theo bà Nguyễn Bá Thiên Thư, những quy định trong việc đăng ký cơ sở dược phẩm, hồ sơ đăng ký phải đầy đủ các thông tin như: mã DUNS (Data Universal Numbering System) là một hệ thống được phát minh và quản lý bởi D&B (gồm 9 chữ số), dùng để xác thực hồ sơ thông tin một công ty, địa chỉ cơ sở sản xuất, tổ chức, thông tin liên lạc, thông tin nhà nhập khẩu, đại diện liên lạc với FDA, liệt kê sản phẩm.
Đối với mặt hàng nước rửa tay, nhà sản xuất phải đảm bảo sản phẩm chứa lượng ethanol hoặc isopropyl alcohol phù hợp. Cơ sở phải đảm bảo sử dụng phương pháp chính xác có sẵn để phân tích lượng cồn trong thành phẩm trước khi phân phối mỗi lô hàng. Bà Nguyễn Bá Thiên Thư cũng lưu ý doanh nghiệp về những chính sách tạm thời cho mặt hàng này; trong đó, nhãn sản phẩm phải phù hợp với nội dung và định dạng được FDA quy định trong tài liệu hướng dẫn. Về chứng nhận CE, ông Lê Trường Duy, Giám đốc bộ phận Môi trường xây dựng lưu ý các doanh nghiệp phải xác định sản phẩm của mình là sản phẩm y tế và tìm hiểu quy định pháp luật nào áp dụng cho sản phẩm đó… Ông Lê Trường Duy lưu ý, CE và FDA là hai chứng nhận khác nhau, áp dụng cho hai khối thị trường khác nhau (chứng nhận CE áp dụng ở châu Âu và chứng nhận FDA áp dụng ở Bắc Mỹ) nên trong trường hợp dù doanh nghiệp đã có chứng nhận FDA thì vẫn phải có chứng nhận CE nếu muốn đưa hàng vào thị trường châu Âu…Ông Lê Trường Duy nhấn mạnh, dịch COVID-19 không chỉ tác động trong một đến hai năm mà còn kéo dài tác động đến ứng xử của con người. Các nước có dịch sẽ tìm tới những nguồn cung cấp uy tín.
Lợi thế lúc này cho doanh nghiệp sản xuất hàng y tế Việt Nam là nhà sản xuất lớn như Trung Quốc hiện đang bị mất uy tín do có những sản phẩm không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội trên, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy, cần phát triển theo cách bền vững, dựa theo các tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các nước trên thế giới. “Nếu các doanh nghiệp y tế Việt Nam đáp ứng được điều này sẽ tạo ra tiền đề, cú huých cho các doanh nghiệp ngành khác cũng thay đổi tư duy và cùng phát triển”, ông Lê Trường Duy nhấn mạnh. Ông Lê Trường Duy cũng lưu ý, dù cơ hội đang mở ra, nhưng với các doanh nghiệp nhỏ, không có dây chuyền quản lý bài bản sẽ khó nắm bắt được cơ hội từ dịch COVID-19 cho việc xuất khẩu sản phẩm y tế của đơn vị mình. Theo ông Lê Trường Duy, để nắm bắt được cơ hội, doanh nghiệp cần có sự đầu tư bài bản và lâu dài, không chỉ đối với lĩnh vực y tế mà kể cả các lĩnh vực khác. Ông Vũ Bá Phú cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, trong việc xuất khẩu khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn…, doanh nghiệp cần cân nhắc khi nhập khẩu máy móc về với mục đích sản xuất quy mô lớn và trở thành chiến lược của công ty. Bởi đây là sản phẩm có giá trị không cao. Trong khi, về thị phần thế giới, Trung Quốc hiện vẫn đang chiếm tới 80% năng lực sản xuất mặt hàng này. Nhiều thị trường như Nga, Đông Âu, Mỹ Latinh đã tràn ngập khẩu trang Trung Quốc với giá rẻ, cạnh tranh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy và cải thiện xuất khẩu
09:52' - 08/06/2020
Hiệp định EVFTA- điểm sáng được kỳ vọng, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trọng điểm và tranh thủ thời cơ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điều doanh nghiệp cần biết về CE, FDA để tiến vào thị trường EU và Hoa Kỳ
21:46' - 26/05/2020
Để xuất khẩu mặt hàng khẩu trang sang thị trường như EU và Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.