Đề xuất 3 phương án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
Chiều 21/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Nhật có buổi làm việc với các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thuộc 5 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cùng các đơn vị tư vấn, xây dựng dự án.
Buổi làm việc tập trung vào việc lựa chọn một trong 3 phương án xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau do đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng yêu cầu cần phải gấp rút thực hiện Thông báo 304 của Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thành 2 dự án thành phần.Trong đó, Dự án đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước, Dự án đoạn Bạc Liêu - Cà Mau thực hiện theo phương thức đầu tư PPP.
Thứ trưởng đánh giá cao các ý kiến đề xuất trong việc lựa chọn phương án xây dựng dự án đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu của các địa phương nhưng cũng nhấn mạnh: việc xây dựng cần thực hiện theo Quyết định số 326 ban hành tháng 3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, không đầu tư những gì không có trong quy hoạch, đơn vị tư vấn thiết kế cần tập trung nghiên cứu phương án 1 và 2 để chọn ra phương án hiệu quả nhất.
Riêng phương án thứ 3 cần nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn, đặc biệt, cần làm rõ các yếu tố: mức đầu tư, đoạn đường rút ngắn được, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi để thực hiện báo cáo Quốc hội.
Thứ trưởng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chủ trì, chuẩn bị đầu tư dự án theo phương thức PPP một cách bài bản, đúng trình tự pháp luật; Đơn vị doanh nghiệp thực hiện dự án được yêu cầu tổ chức một buổi làm việc nhằm phối hợp ăn ý với đơn vị tư vấn để nghiên cứu tính liên kết của 2 đoạn dự án.
Tuyến cao tốc xây dựng cần chú trọng khả năng kết nối vùng và hiệu quả về kinh tế, an ninh - quốc phòng khi thực hiện.
Về 3 phương án xây dựng tuyến cao tốc được đề xuất, phương án thứ nhất có tổng mức đầu tư là 46.200 tỷ đồng, tổng chiều dài 141km, diện tích giải phóng mặt bằng là 750ha, có chi phí thấp nhất trong 3 phương án do được xây dựng dựa trên nền đường cũ là Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Do ưu điểm là có khả năng kết nối đều vào các đô thị lớn như thành phố Sóc Trăng, Bạc Liêu, phương án này được đơn vị tư vấn đề xuất với Bộ Giao thông vận tải.
Phương án thứ hai tổng mức đầu tư 61.000 tỷ đồng, chiều dài 138km, diện tích giải phóng mặt bằng là 900 ha, chi phí dự kiến lớn nhất trong 3 phương án, được xây dựng chạy song song với tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Phương án phù hợp với quy hoạch và có khả năng kết nối vùng cao, có cự ly kết nối khá đồng đều vào các đô thị lớn, dễ thu hút lưu lượng vào đường cao tốc, do đó được đa số các địa phương lựa chọn.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp nhận định, phương án thứ hai có ưu điểm là tạo được các điểm nối vào thành phố và các thị xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để có thể khai thác tiềm năng của các khu vực này.
Mặt khác, nếu dự án Cảng nước sâu Trần Đề được đưa vào quy hoạch, phương án sẽ giúp kết hợp, phát huy tối đa lợi ích của cả hai dự án.
Phương án 3 có tổng mức đầu tư 57.000 tỷ đồng, dài 124km, diện tích giải phóng mặt bằng là 800ha. Phương án là tuyến đường ngắn nhất kết nối Cần Thơ - Cà Mau, xây dựng mới hoàn toàn, cách xa đường Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Tuy nhiên tuyến cao tốc lại cách xa các địa phương như Sóc Trăng và Bạc Liệu, ít kết nối vào các đường hiện có, dẫn đến khó thu hút lưu lượng vào đường cao tốc hơn và yêu cầu phải xây dựng đường công vụ khi thi công.
Phương án này được Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển ủng hộ vì có thể tạo vận tốc lớn nhất cho giao thông vận tải kết nối hai điểm Cần Thơ, Cà Mau.
Để giải quyết nhược điểm là ít tính kết nối vùng, ông đề xuất có thể xây dựng thêm các đường kết nối trên các địa phương đi qua để khai thác.
Đồng ý kiến với lãnh đạo Cần Thơ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhận định, tuyến giao thông Quản Lộ - Phụng Hiệp có lưu lượng xe rất ít, hơn nữa tuyến này vừa được Bộ Giao thông Vận tải đầu tư gần 1000 tỷ đồng, việc vận hành đang rất tốt. Do đó để phân bố các tuyến giao thông vùng phù hợp hơn nên chọn theo phương án 3./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT lập đề án thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
17:59' - 21/09/2020
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam sẽ mở thầu vào đầu tháng 10
19:11' - 16/09/2020
Dự kiến từ ngày 18 - 20/9, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt điều chỉnh hồ sơ mời thầu 5 dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và tiến hành mở thầu từ ngày 2 - 5/10.
-
Kinh tế & Xã hội
Có 50 doanh nghiệp xây lắp đấu thầu 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
16:21' - 16/09/2020
Có khoảng 50 doanh nghiệp xây lắp tham gia dự thầu với tư cách tham gia nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập tham gia đấu thầu 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.