Đề xuất các hoạt động hợp tác về hội nhập kinh tế nội và ngoại khối ASEAN
Tiếp theo các hoạt động của Năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm chủ nhà, Hội nghị của Nhóm đặc trách cao cấp về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37 (HLTF-EI 37) đã được tổ chức từ ngày 12-13/2 tại Hà Nội.
Hội nghị đã thảo luận và đề xuất một số khuyến nghị quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược về tầm nhìn và các hoạt động hợp tác về hội nhập kinh tế nội và ngoại khối của ASEAN.
Hội nghị có sự tham gia của cấp Thứ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN.
Với tư cách chủ trì điều phối hợp tác trong trụ cột kinh tế ASEAN của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh đã đảm nhiệm vai trò Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này.
Đối với hội nhập kinh tế nội khối, Hội nghị HLTF-EI 37 tập trung thảo luận các nội dung chính như: Rà soát giữa kỳ Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong khu vực đang có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, khó đoán định, dựa trên cơ sở các kết quả thảo luận để đề xuất các khuyến nghị lên các Bộ trưởng và các Nhà Lãnh đạo nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025.
Bên cạnh đó, Hội nghị đưa ra Chiến lược tổng hợp của ASEAN trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nghiên cứu cơ sở về Hệ thống quản lý văn bản quy phạm pháp luật trong ASEAN và các ưu tiên trong trụ cột kinh tế của ASEAN trong năm 2020 do Việt Nam đề xuất.
Mặt khác, nhằm củng cố và tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các đối tác ngoại khối, Hội nghị cũng đã thảo luận một số nội dung có liên quan như cách tiếp cận các đối tác FTA mới; tiến trình và tương lai đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tại Hội nghị, các đóng góp của Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến các ưu tiên trong trụ cột kinh tế của ASEAN trong năm 2020 do Việt Nam đề xuất đã được các nước đánh giá cao và coi đây là cơ sở để thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, các nước cũng xem xét đề xuất của Việt Nam về cách tiếp cận mới mang tính hài hòa cho các cuộc đàm phán FTA của ASEAN, đặc biệt là đàm phán Hiệp định RCEP, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp và chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên ở một số nơi.
Trên cơ sở đó, Hội nghị tái khẳng định cam kết của ASEAN đối với việc duy trì các động lực cho việc tăng cường thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua thúc đẩy các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do của ASEAN; trong đó, ưu tiên cao nhất là thúc đẩy đàm phán Hiệp định RCEP đạt kết quả thiết thực cho tất cả các nước tham gia.
Các khuyến nghị về chiến lược hợp tác sắp tới của ASEAN tại Hội nghị HLTF-EI 37 sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 vào tháng 3 năm 2020 tại thành phố Đà Nẵng để xem xét thông qua. Kết quả cuối cùng được báo cáo lên các Nhà Lãnh đạo ASEAN vào tháng 4 năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và vai trò của “Nhóm đặc trách cao cấp về hội nhập kinh tế”
16:08' - 13/02/2020
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN các vấn đề để doanh nghiệp và người dân hiểu rõ hơn về vai trò của “Nhóm đặc trách cao cấp”.
-
Kinh tế Việt Nam
EU khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
18:35' - 12/02/2020
Ngày 11/2, tại Brussels, Bỉ đã diễn ra Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN-EU với sự tham dự của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 26 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ trì Ủy ban điều phối ASEAN tại Thụy Sỹ về công tác của WTO
13:38' - 12/02/2020
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva đã chủ trì phiên họp đầu tiên với vai trò Chủ tịch Ủy ban điều phối ASEAN tại Geneva về công tác của WTO.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát chặt chất lượng các dự án giao thông
21:54' - 23/05/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030
21:35' - 23/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XV: Lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát
20:30' - 23/05/2022
Trước tình hình này, bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV các đại biểu lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát và có chia sẻ về giải pháp kiểm soát giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Giám sát “đúng” và “trúng”, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
20:28' - 23/05/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Xử lý nghiêm vi phạm trong mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư
20:17' - 23/05/2022
Chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình tăng trưởng
18:58' - 23/05/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự trực tuyến và phát biểu trong Lễ Công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển chưa sát khả năng thực hiện
17:55' - 23/05/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước không sát khả năng thực hiện, đăng ký nhu cầu vốn không chính xác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến sản lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng chậm lại
17:29' - 23/05/2022
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa công bố khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long
16:43' - 23/05/2022
Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thương mại dịch vụ, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững.