EU khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
Là những tổ chức khu vực có mức độ liên kết, hội nhập sâu rộng và toàn diện, ASEAN và EU tái khẳng định cam kết mạnh mẽ tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên, chia sẻ tầm nhìn về hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ. ASEAN đánh giá EU là đối tác quan trọng hàng đầu, nhất là trong kinh tế và phát triển.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với tổng kim ngạch hai chiều năm 2018 đạt 282,2 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2017; là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của ASEAN với tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2018 đạt 22 tỷ USD. EU khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, coi ASEAN là đối tác quan trọng, chia sẻ nhiều lợi ích và tầm nhìn chiến lược.
Hội nghị ghi nhận tiến triển tích cực trong quan hệ ASEAN-EU, nhất là trong việc triển khai chương trình hợp tác lớn như E-READI (đối thoại chính sách và hỗ trợ ASEAN hội nhập), ARISE Plus (hỗ trợ liên kết kinh tế), COMPASS (xây dựng hệ thống thống kê ASEAN), EU SHARE (giáo dục)….
Thời gian tới, các nước nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực thuộc quan tâm chung như kinh tế-thương mại-đầu tư; thích ứng với các thách thức mới nổi, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu; thúc đẩy kết nối, giao thông, y tế, phát triển bền vững, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh biển… Hai bên cũng nhất trí sớm hướng tới hoàn tất Hiệp định Vận tải Hàng không toàn diện ASEAN-EU và đẩy mạnh các nỗ lực đối với Hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước đã chia sẻ về tình hình ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona nCoV gây ra và nhất trí tổ chức hội nghị trực tuyến giữa ASEAN và EU nhằm cập nhật tình hình và trao đổi kinh nghiệm.
Hội nghị chia sẻ về những biến động phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế và chính trị thế giới, nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các thách thức toàn cầu, cũng như thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột.
Về tình hình Biển Đông, các nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật; kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nước khẳng định ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực hướng tới hòa bình, ổn định bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên; nhấn mạnh cần thực thi nghiêm túc, đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trông đợi các giải pháp bền vững đối với vấn đề Rakhine (Ra-khin), Myanmar và Trung Đông.
Các nước chúc mừng Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 1/2020, trông đợi vào kết quả tốt đẹp của việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đoàn Việt Nam đã thay mặt ASEAN thông báo chủ đề, các ưu tiên và một số kết quả dự kiến chính của ASEAN trong năm 2020, qua đó khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa ASEAN với các đối tác, trong đó có EU, để chủ động thích ứng với các thách thức hiện nay, đồng thời nắm bắt những cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Trong trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, đoàn Việt Nam đã thông tin với các nước về một số đề xuất của Việt Nam nhằm tăng cường phối hợp và phản ứng chung của ASEAN trong ứng phó với virus nCoV; cập nhật tình hình Biển Đông, tiến trình thực hiện DOC và thương lượng COC, qua đó tái khẳng định tầm quan trọng của các nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông; một số định hướng thúc đẩy gắn kết ASEAN-Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ trì Ủy ban điều phối ASEAN tại Thụy Sỹ về công tác của WTO
13:38' - 12/02/2020
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva đã chủ trì phiên họp đầu tiên với vai trò Chủ tịch Ủy ban điều phối ASEAN tại Geneva về công tác của WTO.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Bài toán và lời giải cho kinh tế nội khối
06:30' - 10/02/2020
“Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” là một trong những nội dung được nhiều quan chức, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách ASEAN bàn thảo.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN BAC 2020 tập trung thúc đẩy các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
11:20' - 27/01/2020
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chuyển đổi số giúp mang đến các cơ hội bình đẳng cho các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, doanh nhân trẻ, người nghèo…
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư vào ASEAN tăng mạnh “nhờ” thương chiến Mỹ-Trung
05:30' - 24/01/2020
Bất chấp những quan ngại về tác động của các biện pháp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Nam Á vẫn ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Tuyên bố Báo chí của Chủ tịch Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
19:58' - 17/01/2020
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức từ ngày 16 đến 17 tháng 1 năm 2020 tại Nha Trang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.