Đến năm 2030, Quảng Nam chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, đến nay tỉnh đã đầu tư, xây dựng, đưa vào vận hành các ứng dụng dùng chung tạo nền tảng để hình thành Chính quyền điện tử trên địa bàn, qua đó góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đạt 41%.
Các đơn vị đã kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến Chính phủ, cho phép người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến mức độ 4 thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính; triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 3 cấp tỉnh – huyện – xã các hệ thống dùng chung như quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàm.
Năm 2020, tỉnh chính thức triển khai các hệ thống quan trọng của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC), nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP), hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh (LRIS), góp phần hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử.
Công tác chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thời gian qua được triển khai tích cực, đúng định hướng, đạt được một số kết quả thiết thực, góp phần thực hiện cải cách hàn chính trên địa bàn.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống mạng WAN, hội nghị truyền hình, Trung tâm Tích hợp dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Việc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế, xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đấu tranh với tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng còn khó khăn, thách thức. Chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thấp...
Tại hội nghị, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã đưa ra Nghị quyết phấn đấu đến năm 2030, việc chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Quảng Nam vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt; hình thành, phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân...
Theo đó, từ nay đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% các sở, ban, ngành hoàn thành triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Mục tiêu tiếp theo là: phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP. Hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ trên 70% hộ gia đình, 100% xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử.
Tỉnh Quảng Nam cũng định hướng đến năm 2030 là phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; hình thành nền tảng dữ liệu, hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số là yếu tố cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng
17:49' - 15/03/2021
Để hướng tới những mục tiêu lớn nhằm thay đổi đất nước, chuyển đổi số được coi là yếu tố cốt lõi giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn diện.
-
Chuyển động DN
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện
11:49' - 15/03/2021
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang triển khai chủ đề năm 2021 là “Chuyển đổi số trong Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia” đến từng đơn vị trực thuộc.
-
Ngân hàng
Thí điểm Mobile-Money: Nhanh chóng triển khai, thúc đẩy chuyển đổi số
08:06' - 12/03/2021
Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực việc phối hợp với Ngân hàng nhà nước và bộ ngành liên quan để đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy thanh toán bằng tài khoản viễn thông Mobile-Money.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Meta và IBM cùng hàng chục đơn vị thành lập Liên minh Trí tuệ nhân tạo
14:33'
Meta, IBM đã cùng khoảng 50 công ty và tổ chức nghiên cứu thành lập Liên minh Trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm bảo đảm một phương thức hợp tác và cởi mở hơn trong việc phát triển công nghệ này.
-
Công nghệ
Toshiba đặt cược vào công nghệ mã hóa lượng tử
09:07'
Nhằm chuẩn bị cho quá trình thương mại mã hóa lượng tử trong vài năm tới, "gã khổng lồ" công nghệ Nhật Bản Toshiba đang phát triển các dịch vụ liên lạc bằng công nghệ mã hóa đã được hãng nghiên cứu.
-
Công nghệ
Cảnh báo ChatGPT bản miễn phí có thể cung cấp thông tin thiếu chính xác
19:45' - 05/12/2023
Các nhà khoa học cảnh báo phiên bản ChatGPT miễn phí có thể đưa ra câu trả lời không chính xác hoặc không đầy đủ, hoặc không trả lời, đối với các câu hỏi liên quan đến dược phẩm.
-
Công nghệ
AI có thể tái tạo hình ảnh não bộ con người chính xác trên 75%
10:23' - 05/12/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản mới đây cho biết, lần đầu tiên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tái tạo hình ảnh từ hoạt động não bộ của người với độ chính xác trên 75%.
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình nền tảng thanh toán tại Việt Nam
08:44' - 05/12/2023
Trong 2 năm, Việt Nam có cơ hội tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao trải nghiệm thanh toán ở cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Các nguy cơ từ AI đòi hỏi cách tiếp cận mới trong thiết kế bảo mật
09:55' - 04/12/2023
Những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc các biện pháp bảo vệ cần phải được tích hợp vào hệ thống ngay từ đầu, thay vì tìm cách xử lý hậu kỳ.
-
Công nghệ
Xuất khẩu chip của Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau 16 tháng giảm liên tục
09:54' - 03/12/2023
Xuất khẩu của Hàn Quốc vượt kỳ vọng và tăng tốc trong tháng 11/2023, khi doanh số bán chip ở nước ngoài tăng lần đầu tiên sau 16 tháng và cho thấy nhu cầu toàn cầu đang phục hồi.
-
Công nghệ
Dữ liệu bùng nổ cùng những thách thức về bảo mật
09:07' - 03/12/2023
Giữa bối cảnh bùng nổ công nghệ hiện thời, các tổ chức đang gặp rất nhiều khó khăn về bảo mật để có thể thích ứng và theo kịp sự phát triển của các xu hướng công nghệ dữ liệu.
-
Công nghệ
G7 công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về trí tuệ nhân tạo
10:06' - 02/12/2023
Ngày 1/12, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến.