Dệt may bắt nhịp với công nghiệp 4.0
Nhờ áp dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cải thiện được năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính.
Tuy nhiên, so với khu vực và trên thế giới, năng suất nói chung và năng suất lao động của Việt Nam nói riêng vẫn còn khoảng cách khá xa và rất cần những giải pháp hữu hiệu để thu hẹp khoảng cách này.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết, hiện các doanh nghiệp dệt may đã bắt nhịp khá tốt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Ngành dệt may có 3 lĩnh vực chính là sợi, dệt nhuộm, may mặc; trong đó, ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như công nghệ thông tin hiệu quả trong thời gian qua.
Nếu như 10 năm trước đây, để sản xuất 10.000 cọc sợi phải cần trên 110 lao động thì nay không ít doanh nghiệp Việt chỉ cần từ 25 - 30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước.Hiện nay, trên thế giới có những nhà máy tiên tiến đang áp dụng sản xuất 10.000 cọc sợi với 10 công nhân.
Đối với ngành nhuộm, trước đây phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của những người làm ra công thức màu và kiểm soát quá trình nhuộm trong máy, nhưng với ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra dữ liệu (data) ngày càng lớn, nhất là ứng dụng Big data trong giai đoạn mới thì ít bị phụ thuộc vào tay nghề kỹ thuật của người làm ra công thức. Từ đó, ổn định được chất lượng, công thức và tỷ lệ nhuộm được nâng cao một cách chính xác. Theo ông Lê Tiến Trường, thông thường một nhà máy sợi, dệt nhuộm sử dụng từ 500 - 600 công nhân, nhưng khi áp dụng công nghệ sẽ không cần nhiều công nhân như vậy.Riêng khâu may có 2 loại sản phẩm chính, gồm: những sản phẩm mang tính chất thời trang, có nhiều chi tiết khó và liên tục thay đổi.
Sản phẩm thời trang cao cấp này khó thực hiện tự động hóa trong sản xuất bởi quy mô đơn hàng nhỏ, kiểu dáng thay đổi liên tục, nhiều kích cỡ khác nhau. Đây sẽ là những trở ngại cho việc áp dụng robot trong quá trình sản xuất.
Còn những khu vực sản xuất hàng hóa mang tính chất chuẩn mực với nhiều chi tiết cố định, ít thay đổi thì hoàn toàn có thể áp dụng robot và hiện tại robot đang làm những công đoạn khó hơn như: ghép cổ, vào tay, măng séc.Những công đoạn đòi hỏi tay nghề cao, năng suất phụ thuộc vào người công nhân cũng đã có những thiết bị tự động để giảm số lượng lao động, nâng cao được năng suất và đặc biệt là ổn định chất lượng giữa các sản phẩm.
Ngoài phần liên quan đến sản xuất, một trong những ứng dụng quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là khâu thiết kế và công nghệ in 3D cũng giúp cho việc định hình từng sản phẩm một cách hiệu quả. Đây là những xu thế mới được áp dụng trong ngành may.
Với khoảng 80% số sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu sang các thị trường như: Mỹ, Đức, Nhật Bản…, Tổng công ty cổ phần May 10 (May 10) được đánh giá là đơn vị thành công trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ sớm đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất và quản lý nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Với 18 Xí nghiệp thành viên tại 7 tỉnh, thành phố cùng khoảng 12.000 lao động, việc phát triển nhanh về quy mô đã khiến May 10 gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, May 10 đã sớm đưa công nghệ vào quản lý và sản xuất, giúp doanh nghiệp “đi tắt đón đầu” và chuyên nghiệp hóa trong mọi hoạt động. May 10 đã áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất nên thời gian sản xuất một sản phẩm đã giảm từ 1.980 giây xuống 1.200 giây và hiện chỉ còn 690 giây/sản phẩm.Hàng năm, May 10 đều cải tiến các thao tác để giảm thời gian sản xuất cũng như đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Hiện mỗi công nhân có thể điều khiển 2 máy, thay vì 2 người điều khiển một máy như trước kia.
Nhờ áp dụng các giải pháp về công nghệ, May 10 đã tăng năng suất lao động lên 52%; tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%. Ngoài ra, Công ty cũng giảm thêm 1 giờ làm việc/ngày, tăng thu nhập cho công nhân trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5 - 10%/năm. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, áp dụng công nghệ thế hệ mới giúp năng suất lao động được tăng lên và sử dụng ít lao động hơn nên khoảng cách về chi phí lao động trong một sản phẩm giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển ngày càng thu hẹp. Tổng công ty May Nhà Bè – CTCP cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến nên năng suất toàn hệ thống đã tăng hơn 20%. Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ giảm hàng tồn trên một dây chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%. Để nâng cao năng suất chất lượng, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý như: hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000, hệ thống quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025…Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã tích hợp thành công cả 3 hệ thống: ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000 như: Công ty May Đức Giang, May Hưng Yên...
Cùng với áp dụng các công cụ để nâng cao năng suất, chất lượng, một số giải pháp được đánh giá quan trọng không kém là cải tiến hệ thống máy móc thiết bị, các quy trình công nghệ; đầu tư mới hoặc hoàn thiện các phần mềm quản lý sẵn có và các phần mềm thiết kế sản phẩm như: Lectra, Gerber, Optitex… Việc áp dụng các phương pháp trên đã góp phần cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, song theo các doanh nghiệp thì cần có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp về mặt chính sách, tài chính và kỹ thuật./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Vinatex hướng tới thị trường Canada
10:32' - 03/06/2019
Canada là một trong những thị trường tiềm năng mà Vinatex và các đơn vị thành viên hướng đến trong thời gian tới.
-
Chuyển động DN
Vinatex đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 6-8%
17:14' - 26/04/2019
Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, năm 2019, dự báo ngành dệt may sẽ khó khăn về cầu khi các dự báo cho thấy, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn