Dệt may thích ứng với chính sách thuế quan - Bài cuối: Tái cấu trúc, củng cố thương hiệu
Theo giới chuyên gia, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng cao với tất cả các đối tác thương mại; trong đó có Việt Nam, chính là thời điểm bước ngoặt quan trọng để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội nhìn lại chính mình, chủ động có các giải pháp thích ứng để vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, mang lại lợi ích lâu dài không chỉ cho doanh nghiệp mà cả an sinh quốc gia.
Đa dạng hóa thị trường
Ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, tái cấu trúc tệp khách hàng một cách hiệu quả để ít bị ảnh hưởng nhất và ứng biến nhanh nhất với các cú sốc xảy ra trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó trong ngắn và dài hạn, tập trung vào đàm phán với khách hàng trên tinh thần chia sẻ hữu nghị, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng như nguồn cung nguyên phụ liệu mới, tối ưu hóa quản trị sản xuất...
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Huỳnh Thanh Điền cũng cho rằng, ngành dệt may Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động ứng phó được những bất ổn ở bất cứ thị trường nào. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần quan tâm đến ba Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các nước tham gia hiệp định này cũng chính là các thị trường không kém hấp dẫn đối với ngành dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, cả ba hiệp định này đều đề cập đến vấn đề tăng trưởng xanh. Do vậy, theo ông Điền, để chủ động đa dạng hóa thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động chuyển đổi xanh, phải đạt các tiêu chuẩn của thị trường đích và quốc tế về phát triển bền vững. Các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu, nội dung và lộ trình chuyển đổi phù hợp với từng loại hình sản xuất của mình.
Ông Điền gợi ý, doanh nghiệp có thể chia lộ trình chuyển đổi theo 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 là thử nghiệm phương án, đào tạo và phát triển năng lực nội bộ. Giai đoạn 2 là đầu tư chuyển đổi và tối ưu hóa. Giai đoạn 3 là mời các tổ chức chứng nhận cho các hoạt động chuyển đổi xanh và cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp, kết nối chuỗi cung ứng bền vững với các thương hiệu toàn cầu.
Chia sẻ từ góc độ đơn vị kiểm nghiệm, đánh giá và chứng nhận sản phẩm cho các nhãn hàng và người mua trên toàn cầu, bà Nguyễn Thị Thúy, chuyên gia của TÜV Rheinland Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần tập trung đánh giá nhà máy cần thay đổi những gì để tập trung đầu tư, chuyển đổi, đa dạng hóa thị trường.
Theo đó, doanh nghiệp cần chủ động làm trước các điều kiện cần, như tuân thủ các yêu cầu về môi trường và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội; tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí; đẩy mạnh chuyển đổi xanh và sản xuất bền vững một cách linh hoạt; hợp tác và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế; xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; tăng cường tiếp thị và xây dựng thương hiệu xanh; tăng cường nghiên cứu và phát triển (R&D).
Chủ động liên kết
Chia sẻ từ góc nhìn của doanh nghiệp FDI 20 năm sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, bà Lê Nguyên Trang Nhã, Tổng Giám đốc Công ty Viking Việt Nam cho rằng, trước đây, lợi thế của ngành dệt may Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, lao động rẻ. Nhưng hiện nay, lợi thế của Việt Nam là nơi sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Nếu không xác định được điểm đặc biệt và lợi thế riêng của mình; chủ quan cho rằng, đã xuất khẩu được 40% vào thị trường Mỹ là khỏe rồi, cần gì phải cố gắng khi ta đang khỏe; doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại trên thị trường lâu dài được.
Theo bà Nhã, trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới, liên kết là chìa khóa sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cùng nhau vượt qua được các giai đoạn khó khăn trước đây, đặc biệt là giai đoạn đại dịch COVID-19. Thách thức chính là cơ hội cho doanh nghiệp chuyển đổi sâu, tái cấu trúc, củng cố thương hiệu và liên kết cùng với nhau để chuỗi cung ứng của Việt Nam vươn ra được toàn cầu.
Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới thông qua liên kết, học hỏi các mô hình kinh doanh của các thương hiệu lớn toàn cầu như: Nike, Zara, Uniqlo, Patagonia,… Mỗi doanh nghiệp chủ động thay đổi sẽ là một mắt xích giúp nâng tầm ngành dệt may Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Với vai trò là Ủy viên Ban chấp hành Hội Dệt may, thêu đan TP.Hồ Chí Minh (AGTEK), bà Nhã cho biết: AGTEK được thành lập để liên kết giữa doanh nghiệp – hiệp hội – chính phủ, xây dựng chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam thông minh - minh bạch - linh hoạt - trách nhiệm, cùng nhau đưa thương hiệu dệt may Việt Nam vươn tầm toàn cầu.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Trang, Trưởng Phòng xuất nhập khẩu Công ty Fashion Garments, Tập đoàn Hirdaramani - tập đoàn có nhà máy sản xuất dệt may tại Việt Nam, Sri Lanka, Bangladesh, Ethiopia và Nicaragua cũng cho rằng, liên kết doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may là xu thế chung. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể tách ngoài xu thế này.
Theo bà Trang, Việt Nam có lợi thế kỹ năng tay nghề cao, nhưng về lâu dài, lợi thế này sẽ không còn đúng nữa. Vì Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ cũng đang cho thấy, họ có thể làm đa dạng tất cả các mặt hàng và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần có nhiều sự liên kết hơn. Sự cộng sinh giữa các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện chia sẻ, học hỏi, nâng đỡ và phát triển cùng nhau, tận dụng tiềm lực và hệ sinh thái chung.Các doanh nghiệp có thể liên kết dọc, liên kết ngang hoặc liên kết hỗn hợp; liên kết đầu vào với các doanh nghiệp cung ứng nguồn nguyên liệu; liên kết các doanh nghiệp sản xuất trong cùng địa phương, liên kết vùng hoặc liên kết xuyên quốc gia; liên kết theo lợi thế cạnh tranh; liên kết hệ thống phân phối giao hàng;...
Theo bà Trang, lý do lớn nhất khiến các doanh nghiệp thiếu sự liên kết là do áp lực từ sự bảo vệ bí mật kinh doanh riêng của mình. Do vậy, muốn liên kết được với nhau, các doanh nghiệp phải xây dựng cho được lòng tin; xác định phân khúc chính, phân khúc tạo ra doanh số chính để hợp tác lâu dài; có phương án phù hợp để bảo vệ khách hàng, bí quyết công nghệ, đối tác chiến lược.
Liên kết là chia sẻ những phạm vi có thể chia sẻ được, kết nối cùng thắng, chứ không rất dễ mất đi khách hàng, mất đi cái chủ chốt kinh doanh của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, thành lập các mạng lưới để kết nối các doanh nghiệp với nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh chung, cùng phát triển bền vững.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may thích ứng với chính sách thuế quan – Bài 1: Cơ sở cho kỳ vọng vượt khó khăn
16:30' - 21/04/2025
Với chính sách thuế đối ứng đối với tất cả các đối tác thương mại của Hoa Kỳ, theo giới chuyên gia, ngành dệt may Việt Nam vẫn phát triển bền vững, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43' - 07/04/2025
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may và da giầy bình tĩnh ứng phó với thuế quan
16:21' - 05/04/2025
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã cùng các doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp với các bên liên quan để bàn phương án ứng phó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình