Dệt may và da giày kỳ vọng gì từ Hiệp định CPTPP?
Theo nhận định của các chuyên gia, tới đây khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực sẽ tạo cú hích lớn và mang đến động lực phát triển cho các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam; trong đó, đặc biệt hai ngành dệt may và da giày được cho là có lợi hơn cả.
Một trong những nội dung quan trọng của CPTPP là xóa bỏ từ 95 - 98% các dòng thuế quan ngay khi hiệp định chính thức có hiệu lực, các dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm theo lộ trình 5 - 7 năm. Đây được xem là yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển và kim ngạch xuất khẩu của dệt may và da giày. Trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 25,2 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ; xuất khẩu giày dép đạt 13 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng chủ yếu tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và khối nước thành viên tham gia Hiệp định CPTPP. Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, để đón đầu Hiệp định CPTPP công ty đã đầu tư trang thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất như: hệ thống dập là cầu vai, tra tay áo vest… để đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường khó tính. Mới đây, Công ty cổ phần Dệt Bảo Minh đã đưa vào hoạt động Nhà máy dệt Bảo Minh. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt Bảo Minh cho biết, các nhà xưởng dệt vải, nhuộm, hoàn tất vải, kho, trung tâm năng lượng, văn phòng, khuôn viên cảnh quan... được xây dựng mới, đạt độ thẩm mỹ cao. 100% dây chuyền sản xuất của Dệt Bảo Minh là thiết bị tân tiến nhất của những hãng danh tiếng trên thế giới như: Fongs, Toyota, Otshoff-Singeing, Lafer, Staubli, Goller...Nhiều thiết bị công nghệ cao của Dệt Bảo Minh lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, giải pháp ERP của Oracle đã được triển khai, mang lại nhiều ưu thế cho hoạt động của Dệt Bảo Minh trong dài hạn. Mỗi năm Dệt Bảo Minh cung cấp trên 35 triệu mét vải dệt thoi cao cấp cho các nhãn hàng thời trang lớn của thế giới, 70% chuỗi sản phẩm của Dệt Bảo Minh là vải dành cho áo sơ mi được sản xuất từ sợi CM, CVC, TC chỉ số cao đã nhuộm (yarn dye) và 30% được sản xuất từ sợi mộc nhuộm nguyên tấm (piece dye).
Nhà máy đi vào hoạt động góp phần tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước, giúp các doanh nghiệp giảm nhu cầu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng cũng như thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, khi dòng thuế suất bằng 0%, giúp ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị phần tại một số nước đang có thuế suất cao như Canada, New Zealand, Australia… Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 35 tỷ USD là hoàn toàn có thể. Kỳ vọng đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên 50 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2015. Tuy nhiên, CPTPP có một yêu cầu khắt khe là nguyên tắc xuất xứ. Đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may, da giầy nói riêng, bởi hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may và da giày đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN.Về thách thức trên đối với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, xuất xứ cho ngành dệt may rất hạn chế. Yêu cầu trong CPTPP là xuất xứ của hàng dệt may phải từ sợi (thay vì từ vải như một số hiệp định khác), trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư được nhiều vào khâu sợi dệt nhuộm.
Hiện 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản; trong số này thì chỉ có Nhật Bản có trong CPTPP nhưng lâu nay thị trường này đã có nhiều thuận lợi. Điều doanh nghiệp cần nhất lúc này là làm sao tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh đầu tư vào khâu xuất xứ cho nguyên phụ liệu. Cũng như dệt may, CPTPP là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu da giày tăng tỉ trọng, tăng cơ hội xuất khẩu sang các nước Chile, Australia, New Zealand, Mexico, Canada…Riêng Nhật Bản, một trong những thị trường chủ lực của ngành xuất khẩu da giày, túi xách Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình từ 20 - 35%/năm, nếu doanh nghiệp biết tận dụng chặt chẽ các điều khoản từ CPTPP, mức tăng trưởng này sẽ còn cao hơn hiện tại.
Hay Canada, áp thuế nhập khẩu 0% cho cả giày da và túi xách ngay lập tức mà không cần lộ trình cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường này.
Mặc dù vậy, để được hưởng những lợi ích từ hiệp định này, khó khăn mà doanh nghiệp da giầy phải vượt qua khi vào CPTPP cũng không hề nhỏ. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước. Đồng thời các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản xuất, liên kết với nhau. Hơn nữa, ông Thuấn cũng cho rằng, nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc tạo sân chơi bình đẳng, giảm thiểu thủ tục hành chính để tránh được sự lép vế của doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà. Nếu có sự cộng hưởng như vậy, doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng tốt những ưu thế mà CPTPP mang lại./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVFTA - Chất xúc tác cho xuất khẩu dệt may và da giày
10:27' - 09/11/2018
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực tới đây sẽ tạo cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị trường; trong đó, có ngành dệt may và da giày.
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may Campuchia kêu gọi EU không đình chỉ ưu đãi thương mại
13:37' - 23/10/2018
Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia (GMAC) vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) không đình chỉ các ưu đãi thương mại cho nước này.
-
Thị trường
Thách thức nào chờ doanh nghiệp dệt may trong năm 2019 ?
13:41' - 20/09/2018
Ngày 20/9, tại Hà Nội diễn ra “Hội thảo Triển vọng xuất khẩu dệt may 2019” do Bộ Công Thương và Hiệp hội thêu đan Tp. Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Sức hút đầu tư lớn cho ngành dệt may
08:25' - 14/09/2018
Mặc dù cả hai hiệp định CPTPP và EVFTA chưa chính thức có hiệu lực nhưng đã tạo ra sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào nguồn cung ngành dệt may Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%
16:37' - 19/02/2025
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo Chính phủ, đầu tiên là tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp, phân cấp, phân quyền triệt để...