Dịch COVID-19: Argentina thâm hụt ngân sách trầm trọng
Thâm hụt ngân sách của quốc gia Nam Mỹ này đã tăng lên mức kỷ lục 3,67 tỷ USD trong tháng 5/2020 do Chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội từ cuối tháng Ba nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo các nhà phân tích kinh tế, với việc mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn tái cơ cấu nợ công và không thể tiếp cận thị trường tín dụng quốc tế, thâm hụt ngân sách của Argentina có thể ở mức từ 5,5%- 6,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, cao hơn ước tính thâm hụt ngân sách trong khoảng từ 2,2%- 2,5% GDP được đưa ra đầu tháng 5/2020. Chuyên gia kinh tế Isaias Marini từ Công ty tư vấn tài chính Econviews cho biết, các biện pháp cách ly xã hội đã tác động mạnh đến ngân sách, vốn đã ở trong tình trạng mong manh ngay cả trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Chi tiêu công đã tăng vọt trong ba tháng qua, trong khi thu ngân sách đã giảm mạnh do các hoạt động kinh doanh suy yếu. Chính phủ của Tổng thống Alberto Fernández đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ người lao động và gia đình có thu nhập thấp, đồng thời đóng băng phí dịch vụ công để hỗ trợ người dân trong thời gian cách ly xã hội.Các gói hỗ trợ này đã khiến chi tiêu công trong tháng 5/2020 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới gần 580 tỷ peso (khoảng 8,2 tỷ USD).
Ngay cả Bộ trưởng Kinh tế Argentina Martín Guzmán cũng xác nhận thâm hụt tài khóa gia tăng và Argentina đang ở trong một tình huống xấu hơn nhiều so với tình hình trước khi bùng phát dịch COVID-19. Viện Thống kê và Điều tra Argentina (INDEC) cho biết hoạt động kinh tế của nước này đã giảm 26,4% trong tháng 4/2020. Đây là mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 1993. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo kinh tế Argentina sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay, khiến quốc gia Nam Mỹ này rơi vào suy thoái năm thứ ba liên tiếp. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Mỹ cho rằng với chi tiêu công tăng cao nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, "những nỗ lực củng cố hệ thống tài chính công của Argentina trong những năm gần đây đang bị xói mòn nhanh chóng", và có thể trở nên tồi tệ hơn với việc quốc gia Nam Mỹ này đang nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ 65 tỷ USD. Ngân hàng này nhận định, trong bối cảnh không thể tiếp cận thị trường tín dụng quốc tế, Argentina sẽ buộc phải đưa ra chính sách tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách (khoản chi tiêu vượt ngân sách được trả bằng tiền mặt do chính phủ in thêm) nhằm hỗ trợ tài chính công, điều này sẽ khiến lạm phát gia tăng một khi nhu cầu trong nước bắt đầu bình thường trở lại. Theo các nhà phân tích tài chính, ngay cả khi Argentina đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và vượt qua dịch COVID-19, trong thời gian tới, quốc gia Nam Mỹ này vẫn sẽ đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn, bao gồm việc hàng hóa tăng giá do nền kinh tế bị bơm thêm quá nhiều tiền mặt. Chuyên gia kinh tế Natalia Motyl từ Công ty tư vấn Libertad y Progreso nhận định, điều quan trọng bây giờ đối với Argentina là đàm phán thành công các khoản nợ công, theo đó, quốc gia Nam Mỹ này có thể quay trở lại với việc vay nợ để tài trợ cho chính sách tài khóa mở rộng.Bà Motyl cho biết thêm, một khi cuộc khủng hoảng COVID-19 kết thúc, Chính phủ sẽ cần phải có một kế hoạch kinh tế toàn diện hơn./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đàm phán tái cơ cấu nợ của Argentina đạt bước tiến mới
06:00' - 21/06/2020
Các cuộc đàm phán căng thẳng giữa Argentina và chủ nợ về kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ trị giá 66 tỷ USD đã đạt được tiến bộ đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của quá trình tái cơ cấu nợ tại Argentina
06:00' - 20/05/2020
Việc Chính phủ Argentina có thể tìm ra một giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng nợ hiện nay hay không mang một ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia đang phải đối mặt với áp lực nợ công.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để lừa đảo
12:33'
Các đối tượng sử dụng danh nghĩa Bộ Tài chính nhằm yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua các website; fanpage giả mạo này.
-
Tài chính
Người dân Mỹ gồng mình vì nợ sau “cơn sốt mua sắm” tránh thuế quan
07:10'
Với nhiều gia đình, việc chi tiêu dồn dập vào mùa xuân vừa qua là một “canh bạc” trước sự bất ổn – một quyết định có thể khiến họ phải chi tiêu tằn tiện trong nhiều năm tới.
-
Tài chính
Hải quan hướng dẫn thủ tục với địa chỉ cũ sau sắp xếp đơn vị hành chính
19:19' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc Cục Hải quan về thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
18:37' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
-
Tài chính
Fitch hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mexico
08:58' - 03/07/2025
Theo chuyên gia Tapia, trong ngắn hạn, lợi nhuận của các ngân hàng Mexico có thể sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi chi phí tín dụng gia tăng.
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
-
Tài chính
Chi tiết 25 cơ sở thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội
17:13' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hà Nội được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế trình Quốc hội vào tháng 10/2025
17:02' - 02/07/2025
Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan đến cho phép được giảm, trừ một số khoản đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển, hỗ trợ người dân trong việc trong lĩnh vực như trong lưu vực giáo dục, y tế.
-
Tài chính
Cập nhật chi tiết 29 chi cục thuế cơ sở thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh
16:29' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.