Dịch COVID-19: BI đạt thoả thuận mua lại 60 tỷ USD với Fed
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) ngày 7/4 đã đạt được thỏa thuận mua lại (repo) trị giá 60 tỷ USD với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm tăng nguồn cung thanh khoản USD trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo công bố, dự trữ ngoại hối của Indonesia đã giảm 9,4 tỷ USD vào tháng trước xuống còn 121 tỷ USD khi BI tăng cường can thiệp thị trường nhằm ổn định tỷ giá đồng rupiah với đồng dollar Mỹ trước làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến vào đêm 7/4, Thống đốc BI Perry Warjiyo nhấn mạnh "Đây sẽ là tuyến phòng thủ thứ hai ngoài các giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương trong trường hợp Indonesia cần thanh khoản bằng USD”, đồng thời cho rằng mức dự trữ ngoại hối hiện tại là “đủ” cho những lần can thiệp thị trường sắp tới và BI sẽ sử dụng tuyến phòng thủ thứ hai nếu cần thiết.
Thống đốc Perry cho hay Fed chỉ mới có các thỏa thuận tương tự với một vài quốc gia mới nổi, trong đó có Indonesia và đây là “cuộc bỏ phiếu tín nhiệm” đối với triển vọng kinh tế của Indonesia.
Trong 3 tháng đầu năm, đồng nội tệ rupiah đã giảm khoảng 15% giá trị so với đồng USD khi các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi và tìm tới các tài sản trú ẩn an toàn, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản bằng "đồng bạc xanh" USD.
Ngày 7/4, đồng nội tệ của Indonesia đã tăng giá 1,3% lên mức 16.200 rupiah/USD, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm giảm 4 điểm phần trăm xuống còn 8,16%, mức giảm đầu tiên trong 7 ngày qua theo dữ liệu của Bloomberg.
Hiện BI đã có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 30 tỷ USD với Trung Quốc, 22,7 tỷ USD với Nhật Bản, khoảng 7 tỷ USD với Singapore và một khoản tiền không được tiết lộ với Australia và các ngân hàng trung ương khác nhằm tạo “bộ đệm” cho nền kinh tế quốc gia trong cuộc chiến chống COVID-19.
Ngoài ra, BI cũng đã ký thỏa thuận repo trị giá 2,5 tỷ USD với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và 3 tỷ USD với Cơ quan Tiền tệ Singapore.
Nhà kinh tế trưởng Andry Asmoro của Ngân hàng Mandiri, cho rằng nguy cơ lớn hơn đối với dự trữ ngoại tệ của Indonesia chủ yếu do COVID-19.
Đại dịch này gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư bán tháo tài sản của Indonesia và trì hoãn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia này do chuỗi giá trị toàn cầu đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Ngoài ra, COVID-19 cũng đang gây suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó làm suy yếu giá cả hàng hóa, làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu cũng như ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực du lịch của Indonesia.
Ông Andry cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia sẽ tăng lên 2,88% GDP và số dư tài khoản tài chính sẽ giảm đáng kể.
Tuy nhiên, nếu đại dịch trở nên tồi tệ hơn, cán cân thanh toán trong năm 2020 sẽ bị thâm hụt rất lớn./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Indonesia sắp thu thuế các công ty công nghệ toàn cầu
18:07' - 02/04/2020
Indonesia sẽ thu thuế các công ty công nghệ toàn cầu sau khi Tổng thống Joko Widodo ban hành sắc luật cho phép cơ quan thuế tăng thu ngân sách trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm vì dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chi thêm 24,6 tỷ USD nhằm ứng phó với dịch COVID-19
14:29' - 01/04/2020
Indonesia sẽ ban hành sắc luật nhằm tăng chi tiêu công thêm 405.100 tỷ rupiah (24,6 tỷ USD) và nâng giới hạn thâm hụt ngân sách lên tương đương 5,07% GDP nhằm ứng phó với dịch COVID-19.
-
Chứng khoán
Indonesia rút thời gian giao dịch chứng khoán còn 4 giờ/ngày
19:44' - 27/03/2020
Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) sẽ rút ngắn thời gian giao dịch xuống còn 4 giờ/ngày bắt đầu từ ngày 30/3 nhằm giảm biến động thị trường do tác động của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 15/7: Giá USD và NDT tiếp đà tăng
08:37' - 15/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
-
Ngân hàng
VPBANK và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
16:38' - 14/07/2025
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - LOTTE FLEX.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:21' - 14/07/2025
Ngày 14/7, tại UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi Lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/7: Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD và NDT
09:02' - 14/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 11/7.
-
Ngân hàng
JPMorgan muốn tính phí truy cập dữ liệu khách hàng với các hãng công nghệ tài chính
07:39' - 14/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase đang có kế hoạch áp dụng phí đối với các hãng công nghệ tài chính (fintech) khi truy cập dữ liệu tài khoản ngân hàng của khách hàng.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.