Dịch COVID-19: Cách doanh nghiệp giữ chân lao động
Dịch COVID-19 lần 1, rồi lần 2 liên tiếp dội những cú sốc lên cộng đồng doanh nghiệp. Cầm cự hoạt động, luân phiên cho công nhân nghỉ, tạm ứng kinh phí cho lao động chờ bão dịch đi qua, buộc phải tạm hoãn hợp đồng lao động... là những biện pháp mà các doanh nghiệp đã và đang áp dụng để giữ chân người lao động. Dưới đây là những ghi nhận về gần 3/4 chặng đường sóng gió với doanh nghiệp trong năm 2020.
* Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR): Một năm vô vàn khó khăn Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến ngành đường sắt, khiến ngành khó khăn hơn, kéo theo hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng, giảm thu nhập hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Cụ thể, 9 tháng năm 2020, doanh thu của Công ty mẹ -Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạt gần 1.308 tỷ đồng, ước tính kết quả sản xuất, kinh doanh trước thuế của Công ty mẹ lỗ hơn 428 tỷ đồng. Về vận tải hàng hóa của VNR chỉ đạt hơn 3,6 triệu tấn, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm 2019.Tuy nhiên, lượt hành khách lên tàu chỉ đạt trên 3 triệu lượt hành khách, chỉ bằng 45,7% so với cùng kỳ; hành khách km đi tàu chỉ đạt gần 1,2 tỷ hành khách km, bằng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung doanh thu vận tải đường sắt 9 tháng năm 2020 giảm 34,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng giảm trên 1.179 tỷ đồng. Dự tính tổng thâm hụt dòng tiền của VNR cả năm 2020 khoảng 1.000 tỷ đồng. Do ảnh hưởng xấu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lao động của ngành đường sắt không có việc làm, các doanh nghiệp đã phải cho người lao động nghỉ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương, nghỉ luân phiên. Từ đầu năm đến nay, toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tới 1.634 lao động bị ảnh hưởng thiếu việc làm; trong đó 423 lao động phải nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5-13 ngày công/tháng; 1.211 lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động. Để khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, Tổng công ty đang đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền xem xét các giải pháp hỗ trợ Tổng công ty vượt qua khó khăn. Tổng công ty đã có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ khó khăn cho VNR một số nội dung. Đó là miễn, giảm khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 8% trên doanh thu vận tải cho năm 2020; miễn trích nộp ngân sách Nhà nước 20% tiền thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020... * Ông Phạm Tuấn Hải, Giám đốc Công ty TNHH Gia Khanh (Kiên Giang): Các hoạt động ở mức cầm cự Khi dịch COVID-19 đợt 1 được kiểm soát, tỉnh Kiên Giang có những chính sách kích cầu du lịch nội địa. Lượng khách đổ về đảo ngọc Phú Quốc trong tháng 6 và 7 tăng cao đáng kể, vượt so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì dịch COVID-19 quay trở lại gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú phải tạm dừng hoạt động, thậm chí xin giải thể hoặc đổi chủ. Điều này đã khiến một lực lượng lao động trong ngành du lịch không tìm được việc làm do các cơ sở kinh doanh du lịch ngưng hoạt động trong thời gian dài. Khu resort của chúng tôi có khoảng 30 phòng cùng chuỗi nhà hàng với số nhân viên phục vụ lên tới hàng trăm lao động. Thế nhưng dịch COVID-19 xảy ra, lượng khai thác tại khu resort giảm tới 80% kéo theo kinh doanh chuỗi nhà hàng giảm mạnh. Thay vì cho nhân viên làm việc luân phiên như trong đợt dịch đầu tiên thì khi dịch quay trở lại, công ty quyết định cắt giảm nhân viên, chọn lọc lực lượng cốt lõi. Số lao động còn lại được huấn luyện làm việc đa năng, số lượng nhân sự còn thiếu thì sẽ sử dụng nhân viên thời vụ để giảm chi phí. Đây là một thực tế đáng buồn dù doanh nghiệp đã cố gắng tái cấu trúc, tiết kiệm chi phí, huy động nguồn vốn để trả lương cho người lao động thời gian qua, nhưng do dịch bệnh kéo dài nên tài chính rất khó khăn. Hàng tháng công ty vẫn bù lỗ để duy trì hoạt động, vì số tiền thu không đủ chi. Hiện các hoạt động đều ở mức cầm cự, nếu tình trạng này kéo dài công ty khó có thể tồn tại. * Ông Mai Văn Thanh, Giám đốc Công ty Thành Nhân (Kiên Giang): Mong muốn được hỗ trợ hiệu quả hơn Với loại hình hoạt động dịch vụ tour du lịch thăm quan các đảo tại Phú Quốc, kết hợp kinh doanh ca nô, xe ô tô du lịch phục vụ du khách, Công ty Thành Nhân cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Mặc dù công ty đã cố gắng hỗ trợ tối đa cho người lao động ở mức tương đối nhưng có thời điểm hàng loạt xe cano lướt sóng đắp chiếu, các tour đi các đảo cũng phải cho tạm dừng hoạt động, buộc phải cho nhân viên nghỉ việc. Điều này đã gây tổn thất cho doanh nghiệp. Do không có nguồn thu, mỗi tháng công ty vẫn bù lỗ cả trăm triệu động để trả lương nhân viên, chi trả bến bãi và các chi phí như: lãi vay ngân hàng, thuê văn phòng... Nguồn tài chính công ty có hạn nên "giữ chân" người lao động trong điều kiện dịch bệnh là điều không dễ. Nếu dịch bệnh và tình trạng này tiếp diễn dễ dẫn đến phá sản công ty. Gần 1 tháng nay bắt đầu có khách du lịch tới Phú Quốc, 40% lao động của công ty đã làm việc trở lại. Tuy nhiên nguồn thu vẫn rất hạn chế, chưa bù đắp được chi phí công ty đã bù lỗ thời gian qua. Chúng tôi mong Chính phủ có những hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn như các giải pháp kích cầu du lịch, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động và sự tồn tại của doanh nghiệp. * Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần SHINEC (Hải Phòng): Giá trị văn hóa doanh nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2020 cả nước có gần 38.600 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp ngừng làm thủ tục giải thể là hơn 27.600 doanh nghiệp. Đây là một số ví dụ nhỏ trong 9 tháng của năm COVID-19 về sức khỏe doanh nghiệp.Để thích nghi với tình hình thị trường đứt gãy, doanh nghiệp phải chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, chuẩn hoá lại các tiêu chí đã thay đổi sau chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhưng theo tôi, giá trị cốt lõi lại nằm ở văn hoá doanh nghiệp... Với nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một thực thể luôn có những biến động của môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, điều này đã làm cho doanh nghiệp thấu hiểu nguồn nhân lực chất lượng cao là kết cấu vững chắc trong hoạt động doanh nghiệp.Thời đại dịch bệnh COVID-19 đã làm vỡ các chuỗi cung ứng một cách có hệ thống làm cho doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao và ảnh hưởng lớn nhất là người lao động trong doanh nghiệp. Đã có rất nhiều doanh nghiệp sa thải nhân công vì không có đơn hàng, có doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, có doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội gây khó khăn đời sống người lao động. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, nhưng doanh nghiệp mới là các phần tử năng động nhất. Để có được tính ổn định vững chắc nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và mọi người cùng chung một ý chí, cùng đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp để vượt qua sóng gió thương trường nhất là thử thách qua thời dịch bệnh COVID-19 chính là tinh thần, là giá trị văn hoá doanh nghiệp. Giá trị này được xây dựng trên nền tảng của sự chân thành giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa cách đối xử tôn trọng nhau trong lao động sản xuất, khuyến khích được sự sáng tạo của từng cá nhân người lao động cống hiến. Và những người lao động được trả công xứng đáng khi chung sức cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Điều này nói như lý thuyết nhưng trên thực tế thì rất đúng, bởi chỉ có con người mới điều khiển được máy móc thiết bị, chỉ có con người mới đem lại giá trị đích thực cho sự sáng tạo của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hậu COVID-19 chúng ta đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa, chứng kiến nhiều sự ra đi, thay đổi vị trí làm việc của người lao động nhưng cũng chứng kiến nhiều cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Từ đó sẽ có sự so sánh đúng và sai trong cách xây dựng giá trị cho người lao động trong doanh nghiệp... và văn hoá doanh nghiệp là giá trị cốt lõi xây dựng nên một doanh nghiệp trường tồn./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vinh danh các doanh nghiệp có thành tích đổi mới và thương mại hóa công nghệ
16:04' - 31/10/2020
Tuần lễ “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động đổi mới công nghệ và thương mại hóa công nghệ năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
13:01' - 31/10/2020
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 30/10 cho thấy lợi nhuận giữ lại của các công ty Nhật Bản trong tài khóa 2019 tính đến tháng 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục trong 8 năm liên tiếp.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp linh hoạt tìm hướng đi mới
09:23' - 31/10/2020
Để thích ứng với đại dịch, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động, linh hoạt tìm hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn.
-
Thời sự
Tháng 10, đăng ký doanh nghiệp thành lập mới khởi sắc
11:05' - 30/10/2020
Trong 10 tháng năm 2020, cả nước có gần 111,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, quy mô vốn đăng ký bình quân doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,3 tỷ đồng tăng 14,4%
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.