Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 30/10 cho thấy lợi nhuận giữ lại của các công ty Nhật Bản trong tài khóa 2019 tính đến tháng 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục trong 8 năm liên tiếp, bất chấp lợi nhuận sụt giảm do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Lợi nhuận giữ lại là những khoản lợi nhuận sau khi nộp thuế được sử dụng để tái đầu tư, chứ không trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức.
Theo báo cáo thăm dò hằng năm của Bộ Tài chính Nhật Bản, lợi nhuận giữ lại của những doanh nghiệp được hỏi tăng 2,6% so với tài khóa 2018 lên 475.020 tỷ yen (4.500 tỷ USD) trong tài khóa 2019.
Con số này cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản gần đây có xu hướng tích trữ vốn để chuẩn bị trước cho những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Cũng theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của các công ty nước này trong tài khóa 2019 giảm 14,9% so với năm trước xuống 71.440 tỷ yen, lần đầu tiên giảm kể từ tài khóa 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (giảm 9,4%).
Doanh thu của các doanh nghiệp giảm 3,5% so với năm trước xuống còn 1.481.900 tỷ yen, giảm năm thứ hai liên tiếp.
Các khoản chi vốn của tất cả các lĩnh vực phi tài chính cho những mục đích như xây dựng nhà máy, bổ sung trang thiết bị và phần mềm, cũng giảm 10,4% xuống 44.040 tỷ yên, sau mức tăng 8,1% trong tài khóa 2018. Đây là lần đầu tiên con số này giảm kể từ mức giảm 0,2% của tài khóa 2010.
Bộ Tài chính Nhật Bản công bố kết quả trên sau khi tiến hành thăm dò 36.994 công ty có vốn đầu tư trên 10 triệu yen và nhận được câu trả lời của hơn 72% trong số đó.
Cùng ngày 30/10, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản công bố báo cáo cho thấy tín hiệu không mấy khả quan của thị trường lao động Nhật Bản, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, báo cáo của trên cho biết tỷ lệ việc làm có sẵn trong tháng 9 vừa qua là 1,03, giảm 0,1 so với tháng trước và đây là tỷ lệ thấp nhất trong 7 năm qua. Tỷ lệ việc làm có sẵn phản ánh nhu cầu tuyển dụng trên số ứng cử viên đăng ký tìm việc.
Tỷ lệ này của Nhật Bản đã liên tục giảm trong 9 tháng gần đây và trong tháng 9 có tới 17 tỉnh, thành phố ghi nhận tỷ lệ xuống mức dưới 1, đồng nghĩa sẽ có hơn một ứng cử viên cho một vị trí việc làm.
Okinawa là tỉnh có tỷ lệ việc làm có sẵn thấp nhất với chỉ 0,71, tiếp đến là tỉnh Kanagawa với 0,87 và thủ đô Tokyo với 0,89.
Trong tháng 9 đã có thêm 758.091 ứng cử viên đăng ký tìm việc, giảm 17,3% so với tháng trước, trong đó, lĩnh vực dịch vụ, giải trí ghi nhận mức sụt giảm lên đến 32,9%.
Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ ăn uống, lưu trú với mức giảm 32,2%, lĩnh vực xây dựng ghi nhận mức tăng 5,9% sau khi sụt giảm trong tháng trước.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản nhấn mạnh dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lan rộng tại các tỉnh, thành phố của Nhật Bản, trong đó, một số ngành đặc thù như du lịch và dịch vụ... chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn của Nhật Bản trong tháng 9 cũng không mấy khả quan khi duy trì mức 3% của tháng 8.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nam đã tăng 0,2% lên 3,2%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ lại giảm 0,2% xuống 2,7%.
Tổng số lao động tại thời điểm tháng 9 của Nhật Bản là 66,55 triệu người, giảm 40.000 người so với tháng trước đó. Số lao động thất nghiệp hoàn toàn là 2,06 triệu người, tăng 10.000 người so với tháng 8./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kéo dài chương trình trợ cấp việc làm
09:20' - 30/10/2020
Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét kéo dài chương trình trợ việc làm dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12/2020 cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản cam kết đa dạng hóa các chuỗi cung ứng
15:33' - 26/10/2020
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cam kết đa dạng hóa các chuỗi cung ứng để đảm bảo không tái diễn tình trạng khan hiếm khẩu trang và trang phục bảo hộ phòng dịch COVID-19.
-
Tài chính
Nhật Bản xem xét gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020
11:29' - 14/10/2020
Dự thảo ngân sách bổ sung lần ba có thể được nội các Nhật Bản thông qua trong tháng 12/2020 và trình Quốc hội nước này xem xét trong tháng 1/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.