Dịch COVID-19 đẩy nhân viên ngành hàng không Mỹ lún sâu vào vòng xoáy thất nghiệp
Những người này sẽ rơi vào tình cảnh thất nghiệp do cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử ngành hàng không. Bối cảnh chính trị, kinh tế nước Mỹ tiếp tục tạo ra những rào cản cho sự phục hồi của một trong những mũi nhọn kinh tế hàng đầu của Mỹ này.
*Khi dịch bệnh bùng phát…Trên thực tế, nhu cầu đi lại giảm tới 97% vào thời kỳ đầu của đại dịch, Quốc hội Mỹ đã đề xuất hỗ trợ cho nhân viên hàng không thông qua chương trình hỗ trợ trả lương (PSP) trị giá 25 tỷ USD trong Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES).
Để đổi lấy khoản hỗ trợ trả lương và các khoản vay khác, các hãng hàng không đã đồng ý không cho nghỉ việc hoặc sa thải nhân viên ít nhất đến hết ngày 30/9.
Tuy nhiên, diễn biến mới nhất liên quan đến các gói cứu trợ kinh tế để giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế Mỹ nói chung và ngành hàng không nói riêng vẫn tiếp tục gây bất lợi đối với ngành hàng không Mỹ.
Sáng 2/10 (theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 2.200 tỷ USD trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và quan chức Nhà Trắng về gói hỗ trợ tiếp theo cho nền kinh tế Mỹ không có bước đột phá.Gói cứu trợ 2.200 tỷ USD của đảng Dân chủ gồm điều khoản trợ cấp thất nghiệp 600 USD/tuần cho người lao động đến hết tháng 1/2021, hỗ trợ 1.200 USD cho hầu hết người dân Mỹ, 25 tỷ USD cho các hãng hàng không, 436 tỷ USD cho các chính quyền địa phương.
Đảng Cộng hòa cho rằng kế hoạch chi tiêu của đảng Dân chủ là “quá tốn kém” dù các nghị sĩ Dân chủ đã có sự nhượng bộ, giảm 1.000 tỷ USD so với đề xuất ban đầu. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đến nay vẫn phản đối vì không muốn liên bang chi thêm hàng nghìn tỷ USD cứu trợ trong đại dịch.Do đó, dù được Hạ viện thông qua song gói đề xuất này sẽ khó có thể qua được “ải” Thượng viện Mỹ, nơi đảng Cộng hòa chiếm ưu thế.
Các nhà lập pháp Mỹ và giới phân tích thị trường chứng khoán nhận định các cuộc đàm phán giữa hai đảng được xem là nỗ lực phút chót nhằm đạt được gói cứu trợ COVID-19 trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, qua đó giảm sự tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế và hỗ trợ cho hàng triệu người dân và các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có các hãng hàng không. Mặc dù vậy, những diễn biến vừa qua chưa cho thấy những tín hiệu khả quan từ những nỗ lực này.
Cơn bão thất nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân viên của các hãng hàng không này khi các nhân viên đã bắt đầu buộc phải nghỉ việc vào ngày 1/10. Các “đại gia” trong ngành hàng không Mỹ gần như ngay lập tức đã có phản ứng mạnh mẽ.Theo Businessinsider ngày 1/10, các hãng hàng không thông báo rằng hơn 75.000 nhân viên của họ có thể phải nghỉ việc trong tuần này.
Số nhân viên nghỉ việc nhiều nhất tập trung ở hai “đại gia” trong ngành hàng không Mỹ là American Airlines, United Airlines với số nhân viên bị buộc thôi việc ở mức hơn 32.000 nhân viên, trong đó, khoảng 19.000 nhân viên của American Airlines, 13.000 nhân viên của United Airlines sẽ mất việc.
Hai “đại gia” hàng không còn lại là Southwest Airlines và Delta Air Lines cũng đang đau đầu với các phương án nhân sự. Trong khi Southwest Airlines tuyên bố hãng này đã có đủ ngân sách để tránh cho nhân viên nghỉ việc cho đến năm 2021, hãng Delta Air Lines tính đến khả năng cho nghỉ việc 1.900 phi công vào ngày 1/11.Ngoài ra, mỗi hãng trong số các hãng hàng không Alaska Airlines, Allegiant, Hawaiian, và Spirit cũng dự kiến cho nghỉ việc hàng trăm nhân viên trong thời gian tới.
Theo thỏa thuận thương lượng tập thể, các nhân viên nghỉ việc có thể trở lại làm việc trước khi các hãng hàng không thuê người thay thế khi nhu cầu đi lại được cải thiện. Thành phần buộc phải nghỉ việc gồm đa số là các tiếp viên hàng không, ngoài ra còn có các nhân viên phụ trách hành lý, kỹ thuật viên bảo trì và những nhân viên khác. Trang tin Businessinsider dẫn một số ví dụ điển hình về tình trạng thất nghiệp trong ngành hàng không cũng như tình cảnh khó khăn của họ khi không có nguồn thu nhập.Theo Isaiah Gonzalez, 23 tuổi, một nhân viên bảo trì máy bay của hãng United Airlines ở sân bay LaGuardia của New York, do mẹ và bà của anh không có khả năng lao động, anh là trụ cột của gia đình, việc nhận được thông báo buộc thôi việc trong hòm thư là một “cú sốc” đối với anh.
Và còn rất nhiều trường hợp tương tự Gonzalez. Chẳng hạn như Toni Valentine, 41 tuổi, một nhân viên phòng vé của hãng United Airlines chi nhánh tại Detroit cho hay, việc nhận quyết định thôi việc sẽ “gây tổn hại” lớn đối với bà. Toni Valentine đang nuôi 6 con có độ tuổi từ 2 đến 22, với hàng đống hóa đơn phải thanh toán hàng tháng.
Trong khi đó, chồng của nhân viên hàng không có thâm niên công tác 15 năm này đã bị đột quỵ nặng vào năm 2019 và hiện vẫn cần chăm sóc bằng vật lý trị liệu. Toni Valentine nhấn mạnh rằng bà không có bảo hiểm, và mong muốn Quốc hội đề ra một gói giảm thiểu tác động của COVID-19 khác đối với các hãng hàng không để bà cũng như hàng nghìn nhân viên hàng không có thể được hưởng lương và phúc lợi xã hội.
*…cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lan rộngTừ tình trạng thất nghiệp trong ngành hàng không, giới chuyên gia về hàng không và kinh tế cũng đưa ra những nhận định xác đáng về tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Giáo sư về lịch sử hàng không Janet Bednarek của Đại học Dayton đánh giá đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử ngành hàng không Mỹ. Một cuộc khủng hoảng đối với các hàng không, các sân bay, và những người sắp thất nghiệp, cũng như đối với các thành phố lớn như Charlotte, Chicago.
Trong khi đó, ông Kevin Healy - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Campbell-Hill - thể hiện quan điểm bi quan hơn với nhận định rằng những thiệt hại này sẽ lan rộng ra khắp nước Mỹ, ngay cả đối với những thành phố không phải là trung tâm kinh tế.Ông Nicholas Calio, Giám đốc điều hành tập đoàn Airlines for America (A4A), lưu ý rằng ngành hàng không đang ở trong tình trạng tồi tệ khi lưu lượng hành khách có thời điểm giảm 96% và hiện vẫn ở mức 70%. Ông cho biết 1/3 số máy bay của tập đoàn này đang đỗ ở sân bay và A4A tổn thất 5 tỷ USD/tháng.
Những thiệt hại về tài chính đối với các hãng hàng không trong năm 2020 sẽ rất nghiêm trọng. Đối với các hãng hàng không hàng đầu, doanh thu giảm 85% so với năm 2019, một sự sụt giảm ở mức kỷ lục từ trước tới nay.
Cũng theo Businessinsider, khi đại dịch bắt đầu khởi phát, hoạt động du lịch bằng đường hàng không gần như đình trệ, trong đó American Air Lines và United Air Lines, mỗi hãng thiệt hại khoảng 100 triệu USD/ngày.Trong sáu tháng qua, các hãng hàng không đã cắt giảm chi phí để hạn chế thua lỗ, song họ vẫn tổn thất hàng chục triệu USD/ngày. Điển hình là hãng United Air Lines vẫn thiệt hại khoảng 25 triệu USD/ngày, Delta Air Lines ước tính thiệt hại 27 triệu USD/ngày, và con số này đối với hãng Southwest là 17 triệu USD/ngày.
Ngay cả khi nhận được hỗ trợ trả lương từ liên bang trong sáu tháng qua và hàng chục triệu nhân viên đã nghỉ hưu sớm hoặc triển khai các biện pháp khuyến khích để nhân viên tự nghỉ việc, các hãng hàng không vẫn thông báo rằng có thể sẽ có thêm 75.000 nhân viên phải nghỉ việc vào ngày 1/10, nếu việc chương trình hỗ trợ trả lương không được gia hạn.Mặc dù số lượng nhân viên bị sa thải thực tế có thể không lớn như vậy, song chỉ cần 20.000-40.000 người mất việc, sẽ có thể gây ra hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế quốc gia. Đó là điều mà cả đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng như Tổng thống đều có thể nhận ra.
Cùng với việc cho nhân viên nghỉ việc, dịch COVID-19 cũng khiến các hãng hàng không Mỹ cũng tiếp tục đẩy mạnh thay thế hoặc dừng khai thác dịch vụ đối với một số dòng máy bay phục vụ lâu năm.Theo thống kê của Planespotters.net, thời gian vận hành trung bình của phi đội bay trong các “đại gia” hàng không của Mỹ lần lượt là 16 năm đối với United Airlines, 14,6 năm đối với Delta Air Lines, 12,5 năm đối với Southwest Airlines và 11,1 năm đối với American Airlines. Mặc dù chưa có sai sót trong việc vận hành máy bay cũ, nhưng các hãng hàng không cũng tính đến quá trình thay thế và ngừng nâng cấp các loại máy bay này.
Điển hình là hãng Delta Air Lines. Hãng này đã thông báo ngừng hoạt động 6 dòng máy bay kể từ tháng Ba trong một đợt đại tu những máy bay đã “hết thời gian khấu hao”. Hồi tháng Sáu, Delta Air Lines đã cho tạm hoạt động đối với các máy bay dòng McDonnell Douglas MD-88 và MD-90, những máy bay đã “trung thành” với hành khách trung từ những năm 1980, trong suốt quá trình hoạt động, những máy bay này thường xuyên được phủ sơn mới và nâng cấp nội thất.
Như vậy, từ thực tại của ngành hàng không, cảm nhận của các nhân viên và đánh giá của các chuyên gia về hàng không, có thể nhận thấy lịch sử ngành hàng không chưa bao giờ hứng chịu tình cảnh thất nghiệp lớn do đại dịch như trong thời điểm hiện nay, khi dịch COVID-19 đã len lỏi tới từng ngõ ngách của các khu vực trên thế giới, nhất là tại Mỹ - một quốc gia mà ngành hàng không phát triển bậc nhất trên thế giới.Tình trạng thất nghiệp được dự báo sẽ còn gia tăng phi mã, tỷ lệ thuận với sự bùng phát của dịch COVID-19 tại Mỹ cũng như những biến động về kinh tế do đại dịch gây ra. Trong bối cảnh đó, Quốc hội và Chính quyền Mỹ đã và đang nỗ lực đạt được sự thống nhất để sớm ổn định tình hình kinh tế nói chung và ngành hàng không trong thời gian tới./.
- Từ khóa :
- Dịch COVID-19
- ngành hàng không Mỹ
- thất nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ngành hàng không xấu đi khiến Airbus đối mặt nguy cơ sa thải bắt buộc
19:29' - 04/10/2020
Airbus cho biết họ đang cần cắt giảm ít nhất 15.000 việc làm trên toàn cầu
-
Kinh tế & Xã hội
Hãng hàng không SWISS dự kiến cắt giảm 1.000 việc làm trong 2 năm tới
14:00' - 04/10/2020
Hãng hàng không Swiss International Air Lines AG (SWISS) dự kiến sẽ cắt giảm 1.000 việc làm trong 2 năm tới trong bối cảnh dịch COVID-19 đã làm tê liệt giao thông hàng không.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Hạ viện Mỹ ủng hộ đợt viện trợ mới cho các hãng hàng không trong nước
18:06' - 03/10/2020
Các nhân viên trong ngành hàng không có thể tránh được nguy cơ bị sa thải sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 3/10 ủng hộ việc thực hiện một đợt cứu trợ khác cho ngành hàng không trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc có nguy cơ sụp đổ do thiếu vốn
08:00'
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu vốn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.