Dịch COVID-19: Doanh nghiệp sẵn sàng tâm thế để thích ứng
Chuyển đổi chiến lược kinh doanh để thích nghi với tình hình dịch bệnh đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay, lúng túng; nhất là vào thời điểm dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tiến triển, diễn biến ngày càng khó lường và đe dọa nghiêm trọng với sự phát triển về kinh tế, an sinh xã hội ở nhiều quốc gia trên toàn cầu; trong đó có Việt Nam.
Chỉ mới xuất hiện khoảng 2 tháng nay nhưng dịch COVID-19 đã trở thành nỗi kinh hoàng, bóp nghẹt sự sống còn của ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam mà đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, các hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn luôn yếu về trình độ, thiếu về công nghệ và năng lực quản lý, hạn chế về tài chính và chất lượng nguồn nhân lực; thậm chí còn vô cùng dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của ngoại cảnh.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có dịp tiếp xúc với bà Lê Thị Hương Giang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Máy tính An Phát - một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin lọt vào Top500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, để tìm hiểu cách làm, tư duy chiến lược của các CEO khi chèo lái doanh nghiệp trước bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phóng viên: Trong diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, cũng giống như nhiều doanh nghiệp trên thị trường, Công ty cổ phần Thương mại Máy tính An Phát đang chịu chung tác động như thế nào, thưa bà?
Bà Lê Thị Hương Giang: Dịch bệnh khiến An Phát cũng chịu chung cảnh ngộ với không ít doanh nghiệp của địa phương nói riêng và cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Song phải tìm tâm thế đứng vững mới mong vượt qua giai đoạn lao đao, bấp bênh như thế này.Sản phẩm tiêu thụ sụt giảm đáng kể kéo theo doanh thu của mọi bộ phận và toàn công ty. Song không vì thế mà chúng tôi phải siết chặt quân số, giãn việc và nhân sự để ảnh hưởng tới đời sống cá nhân người lao động.
Đó không phải giải pháp đúng đắn và hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động. Xét ở góc độ nào đó, việc thay đổi nhân sự là bước cuối cùng bởi nó thể hiện sự "bất lực" của người đứng đầu doanh nghiệp trước nghịch cảnh.
Đây là lúc, là thời điểm cần sự sáng tạo, tư duy đổi mới và liên tục vận động của CEO để giữ vững nhịp sống cho cả hệ thống. Quan điểm của chúng tôi là dù khó khăn cũng không thể buông tay nhau.
Phóng viên: Cùng với việc theo dõi, bám sát diễn biến của dịch bệnh cùng những tác động trực tiếp tới thị trường và sức ép lớn đối với nền kinh tế, An Phát đã chuẩn bị cho mình những gì và bằng cách nào để duy trì hoạt động cho cả bộ máy? Bà Lê Thị Hương Giang: Hơn 15 năm xuất hiện tại thị trường Việt Nam với đội ngũ từ 10 người đến nay An Phát đã phát triển bộ máy đạt quân số hơn 230 người. Bạn thấy đó, với hệ thống như vậy, mỗi tháng chi phí trả lương cho nhân viên là rất lớn (khoảng 3 đến 4 tỷ đồng/tháng) cộng thêm sức ép tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu nhằm tạo nguồn thu... khiến công ty luôn canh cánh nhiều nỗi lo. Ngay từ ban đầu, khi dịch bệnh mới diễn ra, chúng tôi đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng, phức tạp cùng những chiều hướng xấu, tác động tới thị trường.Không chủ quan, coi nhẹ là tâm thế khiến An Phát có đối sách chủ động để nhanh nhạy chuyển hướng kinh doanh; đồng thời thay đổi chiến lược hoạt động khá kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa những tổn hại về kinh tế.
Về cơ bản, lúc này, An Phát không xác định mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận. Có lẽ, khó khăn sẽ không chỉ vài tháng mà thậm chí có thể kéo dài tới hết năm. Ngay từ sớm, ban giám đốc đã họp bàn đánh giá tình hình, đưa ra các tình huống xấu để tìm giải pháp.Cụ thể như, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống, rà soát các chi phí cứng, chi phí không cần thiết để siết chặt; chọn lọc các kênh phù hợp và hiệu quả để đầu tư và duyệt chi cho các khoản marketing, phát triển thị trường; cân đối và tính toán lại chính sách chi lương, trả thưởng cho nhân viên căn cứ theo doanh thu và kết quả đánh giá thực hiện công việc...
Bên cạnh đó, các tổ đội chuyên môn phải lập tức lên kế hoạch tồn kho để xoay vòng nhanh, giảm thiểu rủi ro về công nợ, thúc đẩy mạnh mẽ các kênh tiêu thụ trực tiếp để giảm bớt các chi phí trung gian; đồng thời, xây dựng các chính sách marketing thiết thực và có trợ giá để nhắm vào các phân khúc khách hàng trọng tâm, trọng điểm. Đối sách về sản phẩm, An Phát xác định lợi nhuận rất ít, bù chi phí là chủ yếu để duy trì đều hoạt động, vì bán ít hay bán nhiều thì chi phí cứng vẫn phải trả. Do đó, không tập trung vào các dòng cao cấp, kén khách hàng. An Phát đã tích cực đàm phán với hãng sản xuất và các nhà phân phối để có những chính sách hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng như; trợ giá, các chương trình kích cầu hay hỗ trợ thời gian tín dụng dài hơn so với bình thường... Song song đó, về nhân lực, An Phát đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và tái đào tạo cho nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ tay nghề về công nghệ. Khi nhân sự được xác định trả lương theo chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) thì từ nhân viên bảo vệ đến các bộ phận khác đều phải thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, năng động hơn và làm việc hiệu quả hơn. Quan trọng không kém là ngay từ ban đầu, ban giám đốc đã xây dựng tư tưởng chia sẻ khó khăn với người lao động để họ hiểu thực tế và xác định nhiệm vụ lúc này là phải đoàn kết bằng mọi giá để cùng nhau cố gắng vượt qua. Bằng hành động thiết thực, An Phát không chỉ mua bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên theo quy định của Nhà nước mà còn chi hàng trăm triệu đồng hỗ trợ mua thêm các gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên để tạo động lực và niềm tin cho người lao động yên tâm cống hiến và gắn bó. Nói chung, đây sẽ là 1 năm vô cùng khó khăn với tất cả các doanh nghiệp và An Phát sẽ phải cố gắng nhất có thể. Nhiều khi phải động viên anh em rằng các khoản thưởng sẽ không bằng như mọi năm nhưng ban giám đốc cố gắng hết khả năng sẽ duy trì trả lương, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Phóng viên: Có vẻ như chỉ trong một thời gian ngắn, An Phát đã phải làm rất nhiều việc trong nỗ lực chung cùng cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Cơ bản là nhằm giữ nhịp kinh doanh một cách ổn định? Bà Lê Thị Hương Giang: Đúng là như vậy, bằng nhiều hình thức, An Phát đang triển khai một số chương trình kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ và các dịch vụ trực tuyến trong sinh hoạt hàng ngày như: Mua hàng online, chăm sóc tại nhà; Tặng bảo hiểm Corona guard với tổng trị giá 100 tỷ đồng; San sẻ trách nhiệm - Đong đầy yêu thương, Học tập với 4.0... Đây là những hành động thiết thực nhất thể hiện sự đồng hành của An Phát và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội trước đại dịch. Thẳng thắn mà nói, sản phẩm của An Phát đang được bán với mức giá thấp nhất, lợi nhuận chỉ đủ bù chi phí trả lương nhân viên. Công ty cũng tiến hành xây dựng 2 chương trình trợ giá cho các doanh nghiệp để thay đổi công nghệ và cho thanh thiếu niên để thuận tiện cho việc học trực tuyến. Lúc cam go thế này, không thể nhìn vào mục tiêu kiếm tiền hay lợi nhuận bởi nguồn lực của Nhà nước cũng đang phải được san sẻ để hỗ trợ khó khăn cho người người, nhà nhà.... Mong rằng, khó khăn tạm thời này sẽ nhanh qua. Không có sự chung tay, mọi việc sẽ khó thành công vốn như điều tất lẽ dĩ ngẫu lâu nay. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà về những điều đã chia sẻ!./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- COVID-19
- hệ thống
- dịch bệnh
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Dịch COVID-19: Grab Việt Nam chi 70 tỷ đồng hỗ trợ đối tác
13:01' - 30/03/2020
Ngày 30/3, Grab Việt Nam công bố phê duyệt khoản ngân sách 70 tỷ đồng (tương đương 3 triệu USD) nhằm hỗ trợ đối tác tài xế và nhà hàng cũng như chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Thói quen đang dần thay đổi và cơ hội lập lại trật tự
10:38' - 30/03/2020
“Kinh tế vỉa hè” - nơi kiếm sống của hàng triệu người dân là một đặc trưng của Hà Nội trong nhiều năm qua, nhưng với sự bùng phát của dịch COVID-19, những con phố, vỉa hè nơi đây đang dần thay đổi.
-
Phân tích doanh nghiệp
DỊCH COVID-19: Doanh nghiệp về lĩnh vực nào đang bi quan nhất?
14:14' - 29/03/2020
Các cuộc khảo sát được thực hiện trong nửa đầu tháng 3/2020 cho thấy các công ty dịch vụ tiêu dùng, như nhà hàng, quán bar và rạp chiếu phim là những doanh nghiệp bi quan nhất.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Agribank cùng doanh nghiệp vượt khó
21:16' - 28/03/2020
Trước những ảnh hưởng từ COVID-19, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lâm Đồng giải quyết kiến nghị của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam trước 31/6
20:41' - 11/04/2025
Chiều 11/4, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV).
-
Doanh nghiệp
Cơ hội kết nối giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc
20:33' - 11/04/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Ủy ban Thương mại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ và ASEAN tận dụng thời hạn hoãn áp thuế 90 ngày
19:24' - 11/04/2025
Một số công ty Mỹ và Đông Nam Á đang đẩy nhanh các chuyến hàng xuyên Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng năng lực phân phối phân bón sinh học
17:25' - 11/04/2025
PVFCCo và Công ty TNHH Sumagrow Việt Nam đã chính thức ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về phân phối sản phẩm phân bón sinh học Sumagrow Inside tại thị trường Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng kỷ lục
12:29' - 11/04/2025
Công ty phân tích thị trường S&P Global Market Intelligence cho biết trong quý I/2025, số lượng công ty lớn của Mỹ nộp đơn xin phá sản đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
-
Doanh nghiệp
Unilever đầu tư nhà máy trị giá 800 triệu USD tại Mexico
08:56' - 11/04/2025
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico.
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu giảm sâu, Petrolimex ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng
15:54' - 10/04/2025
Với việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay 10/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Vinachem thực hiện giải pháp bứt phá hướng tới tăng trưởng hai con số
15:26' - 10/04/2025
Vinachem và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam vừa ký giao ước thi đua hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ: Thỏa thuận TikTok vẫn còn "trên bàn đàm phán"
12:56' - 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 cho biết, thỏa thuận tách riêng tài sản của TikTok tại Mỹ vẫn đang được xem xét, chỉ vài ngày sau khi kế hoạch này bị tạm hoãn.