Dịch COVID-19 khiến Pháp thiệt hại hơn 500 tỷ USD trong 3 năm
Trả lời nhật báo Le Figaro, ông Olivier Dussopt, quan chức phụ trách vấn đề tài chính công của Pháp, cho hay cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng khiến Pháp thiệt hại ước tính khoảng 158 tỷ euro vào năm 2020, con số này dự kiến tăng lên 171 tỷ euro vào năm 2021, nhưng sau đó giảm xuống 96 tỷ euro vào năm 2022. Theo đó, tổng thiệt hại trong giai đoạn 2020-2022 vào khoảng 424 tỷ euro (504 tỷ USD).
Số tiền thiệt hại trên bao gồm tiền chi cho việc hỗ trợ tiền lương cho những người bị ảnh hưởng và các khoản viện trợ cho các công ty đang phải vật lộn để sống sót trong thời gian đại dịch.
Pháp đã phải đi vay để giúp nền kinh tế chống đỡ với ba đợt phong tỏa trên toàn quốc. Nợ công của Pháp dự kiến sẽ chạm mức tương đương 118%
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, còn thâm hụt ngân sách dự kiến ở mức 9% GDP, mức cao kỷ lục thời hậu chiến.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp (BoP) Francois Villeroy de Galhau cho rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng nhẹ trong quý I/2021.Ông nói thêm rằng BoP cũng không điều chỉnh dự báo tăng trưởng 5,4% cho cả năm. Theo ông, kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng mạnh hơn mức trung bình ở châu Âu trong năm nay./.
- Từ khóa :
- Pháp
- dịch COVID-19
- kinh tế Pháp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của COVID-19 lên nền kinh tế Pháp qua những con số
06:30' - 24/03/2021
Mười hai tháng sau đợt phong tỏa quốc gia lịch sử, những làn sóng tấn công của đại dịch COVID-19 vẫn nối tiếp nhau, trong bối cảnh Pháp tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Bốn thách thức lớn của nền kinh tế Pháp trong năm 2021
06:30' - 09/01/2021
Phá sản doanh nghiệp, thất nghiệp, thị trường tiêu dùng và bất bình đẳng là những ẩn số lớn của năm 2021 đối với nền kinh tế Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.