Dịch COVID-19 khiến thương mại điện tử và kinh tế số tăng trưởng chưa từng có
Nhiều năm sau, thế giới có thể sẽ nhìn lại năm 2020 như một thời khắc làm thay đổi mọi thứ. Không có một ngành nào ghi nhận sự tăng trưởng chưa từng có tiền lệ và cũng nằm ngoài mọi dự đoán như lĩnh vực kỹ thuật số và thương mại điện tử, với sự bùng nổ giữa cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19.
Khi tình trạng phong tỏa trở thành một trạng thái bình thường mới ở nhiều nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng có xu hướng cung cấp và mua hàng hóa dịch vụ trực tuyến, từ đó nâng tỷ trọng của thương mại điện tử trong giá trị thương mại bán lẻ toàn cầu từ 14% năm 2019 lên khoảng 17% năm 2020. *Người thắng, kẻ thua Báo cáo đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu trong đại dịch COVID-19 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy nhiều khu vực đã ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử, trong đó người tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi đã tạo nên sự dịch chuyển lớn nhất sang hình thức mua sắm trực tuyến.Nền tảng thương mại điện tử Mercado Libre của khu vực Mỹ Latinh đã ghi nhận doanh số hàng ngày tăng gấp đôi trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Còn nền tảng Jumia của châu Phi thông báo mức tăng 50% trong khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2020.
Tỷ trọng của thương mại điện tử trong danh số bán lẻ của Trung Quốc tăng từ 19,4% lên 24,6% trong giai đoạn từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020. Còn ở Kazakhstan, tỷ trọng này đã tăng từ 5% năm 2019 lên 9,4% năm 2020. Thái Lan còn ghi nhận số lượt tải các ứng dụng mua sắm tăng đến 60% chỉ trong một tuần trong tháng 3/2020. Theo UNCTAD, xu hướng chuyển dịch sang thương mại điện tử trong năm 2020 có thể sẽ kéo dài trong cả thời kỳ phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, tại nhiều nước kém phát triển nhất thế giới, người tiêu dùng và doanh nghiệp lại không tận dụng được những cơ hội thương mại điện tử trong thời đại dịch do những rào cản cố hữu, trong đó bao gồm các dịch vụ băng thông rộng đắt đỏ, sự phụ thuộc quá mức vào tiền mặt, thiếu niềm tin của người tiêu dùng, người dân thiếu kỹ năng về các thao tác với mạng Internet và chính phủ không chú trọng nhiều vào thương mại điện tử. UNCTAD cho rằng một trong những thách thức là đại dịch đã đem lại lợi ích chủ yếu cho các nền tảng kỹ thuật số hàng đầu. Nhiều giải pháp đang được sử dụng cho thương mại điện tử, làm việc từ xa và điện toán đám mây do một số lượng khá nhỏ các công ty lớn cung cấp, chủ yếu ở Trung Quốc và Mỹ.Các “ông lớn” này đã lấn át sự hiện diện của các công ty nhỏ hơn trên thị trường, qua đó càng củng cố vị thế thống trị của họ trong thời kỳ đại dịch.
Ông Torbjörn Fredriksson, Giám đốc phụ trách mảng kinh tế số của UNCTAD, nhận định sự chênh lệch lớn về kỹ thuật số đang tồn tại giữa các nước và trong mỗi nước có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn sau đại dịch. Hệ quả là sự bất bình đẳng sâu sắc hơn sẽ đe dọa những tiến triển hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. *Sự chung tay của chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế Phần lớn chính phủ các nước ưu tiên những phản ứng ngắn hạn với đại dịch, nhưng nhiều nước cũng đã bắt đầu giải quyết những yêu cầu dài hạn về mặt chiến lược để có thể phục hồi. Chính phủ nhiều nước đang phát triển đã vào cuộc để bảo vệ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thu nhập của người dân.Tại Mỹ Latinh và Caribe, Chính phủ Costa Rica đã ra mắt một nền tảng dành cho các doanh nghiệp không hoạt động trực tuyến, và một ứng dụng trên điện thoại thông minh và dịch vụ nhắn tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa các nhà sản xuất nông sản.
Còn tại châu Phi, Senegal đã thực hiện một chiến dịch thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức của mọi đối tượng người dân về những lợi ích của thương mại điện tử. Trong khi đó, tại châu Á, Indonesia đã khởi động một chương trình xây dựng năng lực nhằm xúc tiến quá trình số hóa và chuyển đổi số ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Không chỉ chính phủ mà các doanh nghiệp cũng phải tự tìm cách chuyển đổi số và hợp tác để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong thời đại lên ngôi của thương mại điệm tử.Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với dịch vụ đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà, tập đoàn phân phối Carrefour tại Bỉ đang tiếp cận những nhân tố mới trong lĩnh vực giao hàng siêu nhanh là Gorillas và DingDong.
Bên cạnh đó, Carrefour cũng đang dựa vào dịch vụ ShipTo (xe đạp giao hàng tại nhà trong 90 phút) và quan hệ đối tác với Deliveroo và Uber Eats.
Theo báo cáo của UNCTAD, xây dựng một hệ sinh thái thuận lợi cho thương mại điện tử đòi hỏi những thay đổi trong chính sách công và các biện pháp của doanh nghiệp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng thương mại và kỹ thuật số, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức thanh toán số và xây dựng các khung quy định và pháp lý phù hợp cho các giao dịch trực tuyến và đảm bảo an ninh mạng. Sau đó, để đón nhận những giá trị từ thương mại kỹ thuật số, các doanh nghiệp nhỏ cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Các nước cũng cần có năng lực thu nhập và khai thác thông tin tốt hơn, và khung quy định mạnh mẽ hơn cho việc tạo ra và đón nhận giá trị trong nền kinh tế số. Cuối cùng, cộng đồng quốc tế cần tìm những cách thức mới táo bạo hơn để hợp tác với chính phủ các nước và khu vực tư nhân để nắm bắt những cơ hội này.Sáng kiến eTrade for all của UNCTAD, hiện đang được tài trợ bởi Hà Lan, Đức và Estonia, là một nền tảng quốc tế để tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước. Trong bốn năm qua, sáng kiến này hoạt động như một kênh hỗ trợ toàn cầu cho các nước đang phát triển nhằm san bằng sự chênh lệch về nguồn lực và thông tin về thương mại điện tử, cũng như xúc tiến quan hệ hợp tác giữa các đối tác.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hơn 30 đối tác của eTrade đã hợp tác với nhau để nâng cao nhận thức về các cơ hội thương mại điện tử và những nguy cơ nảy sinh trong cuộc khủng hoảng này./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bến Tre tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử
14:57' - 14/08/2021
UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các ngành chức năng triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thông qua đa dạng các kênh như: sàn thương mại điện tử, kinh doanh online.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao đưa sản phẩm của hợp tác xã vào chợ đầu mối, siêu thị và sàn thương mại điện tử?
20:08' - 12/08/2021
Kết nối đưa sản phẩm của hợp tác xã vào chợ đầu mối, siêu thị và sàn thương mại điện tử.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh đưa na Đông Triều lên sàn thương mại điện tử
15:40' - 10/08/2021
Sàn thương mại điện tử của thị xã Đông Triều có tên gọi Đông Triều Mart, có địa chỉ http://dongtrieumart.vn.
-
Chuyển động DN
Maersk mua hai hãng thương mại điện tử
08:08' - 07/08/2021
Công ty vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk của Đan Mạch đang tiến hành mua hai hãng thương mại điện tử do nhu cầu vận chuyển tăng cao khiến công ty có một khoản lợi nhuận lớn trong quý II/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).