Dịch COVID-19: Kinh tế Nhật Bản đứng trước “khúc quanh” quan trọng
Theo hãng tin Kyodo News và tờ Thời báo Nhật Bản, giới phân tích cảnh báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật.
Không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế, dịch COVID-19 cũng đang tác động tiêu cực tới uy tín của chương trình Abenomics – tập hợp các chính sách kinh tế mà Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi năm 2012. Theo Chính phủ Nhật Bản, Abenomics đã giúp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và từ đó, góp phần đẩy giá của nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, khi mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) còn rất ít công cụ chính sách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế sau nhiều năm thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng, Thủ tướng Abe đã buộc phải dùng đến ngân sách Nhà nước để tài trợ cho gói kích thích kinh tế có quy mô tương đương với gói kính thích kinh tế mà Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09, cho dù điều này có thể sẽ khiến tình trạng thâm hụt ngân sách trở nên tồi tệ hơn.Ông Toshihiro Nagahama, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Dai-ichi, nhận định: “Nhật Bản có thể sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09”. Vị chuyên gia này chính là một trong những người đã kêu gọi Chính phủ giảm thuế suất thuế tiêu dùng từ mức 10% hiện nay trở lại mức 8% đối với tất cả các mặt hàng, chứ không phải chỉ đối với các mặt hàng lương thực và nhu yếu phẩm khác.Trước khi tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào đầu tháng 10/2019, Thủ tướng Abe và các nghị sĩ khác trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã nhiều lần khẳng định Chính phủ sẽ không tăng thuế nếu nền kinh tế phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng tương tự như khủng hoảng tài chính.Nhật Bản đã tăng trưởng âm 7,1% trong quý IV/2019 do việc tăng thuế làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Nền kinh tế này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trong quý I/2020. Điều đó đồng nghĩa với việc nước này sẽ chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục giảm trong hai quý liên tiếp.Kết quả thăm dò 34 chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) cho thấy trong quý I/2020, GDP của nước này có thể sẽ giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái vì dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và xuất khẩu, đồng thời phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu.Ông Yoshimasa Maruyama, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities Inc., cho rằng chính sách hạn chế các sự kiện đông người của Chính phủ nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh “đang gây thiệt hại lớn” cho nền kinh tế. Giờ đây, mọi sự chú ý đang tập trung vào quy mô của gói kích thích kinh tế mà Chính phủ đang xây dựng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09, Chính quyền của Thủ tướng khi đó của ông Taro Aso, người hiện đang giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, đã tung ra gói chính sách khẩn cấp có tổng trị giá lên tới 57.000 tỷ yen (513 tỷ USD) vào tháng 4/2009 nhằm bảo vệ nền kinh tế trước các tác động tiêu cực.Một số chuyên gia phân tích dự báo gói kích thích kinh tế sắp tới mà Thủ tướng Abe dự kiến sẽ tung ra vào đầu tháng Tư có thể sẽ có quy mô tương đương với gói chính sách khẩn cấp đó.
Để kích thích chi tiêu của các hộ gia đình, các biện pháp khẩn cấp có thể bao gồm trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt, gia hạn chương trình chiết khấu cho hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt, hay giảm thuế suất thuế tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề là ngân sách đang khó khăn.Trước đó, Thủ tướng Abe đã công bố các gói chính sách có tổng trị giá hơn 1.000 tỷ yen cho việc phòng chống dịch COVID-19 cùng với gói kích thích kinh tế đã tung ra hồi tháng 12/2019 nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc tăng thuế tiêu dùng đối với nền kinh tế.Gói kích thích kinh tế có thể sẽ được tài trợ bởi ngân sách bổ sung cho tài khóa 2020 và Chính phủ Nhật Bản sẽ phải phát hành các công cụ nợ mới để tài trợ cho gói ngân sách bổ sung này. Điều đó sẽ làm gia tăng áp lực lên cán cân ngân sách khi mà tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản vẫn đang cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển chủ chốt.
Tuy nhiên, chuyên gia Maruyama cho rằng “giờ là thời điểm để tạm thời gạt sang bên vấn đề kỷ luật tài chính, và ưu tiên việc đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng”./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà giảm tại thị trường châu Á phiên 26/3
16:45' - 26/03/2020
Đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ nhờ chương trình kích thích "khổng lồ" của chính quyền Tổng thống Donald Trump là một yếu tố tích cực, song hoạt động bán ra chốt lời đã "lấn át" hiệu ứng đó.
-
DN cần biết
Nhật Bản cân nhắc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hưởng ân hạn thuế một năm
10:30' - 26/03/2020
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét kế hoạch cho phép các công ty vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được hưởng ân hạn thuế một năm.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nhật Bản lần đầu tiên nâng mức độ cảnh báo với toàn thế giới
20:11' - 25/03/2020
Nhật Bản đã đưa toàn bộ thế giới vào danh sách cảnh báo cấp độ 2 trong thang cảnh báo 3 mức của nước này trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản chính thức đề xuất hoãn Olympic Tokyo sang năm 2021
20:00' - 24/03/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) về việc hoãn tổ chức Olympic Tokyo 2020 sang năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng của AI với nhà báo và tiềm năng hợp tác giữa hai hãng thông tấn quốc gia Indonesia, Việt Nam
19:21'
Các nhà báo có thể dùng AI làm công cụ tra cứu, tổng hợp, đối chiếu thông tin để tạo ra các sản phẩm báo chí vừa nhanh, vừa toàn diện và có chiều sâu hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng vũ khí hạt nhân
16:22'
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết các thông tin trên truyền thông về khả năng Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào Iran chỉ là suy đoán.
-
Kinh tế Thế giới
Beersheba trúng pháo, cháy lan gần trụ sở Microsoft
16:21'
Ngày 20/6, hãng tin CNN đưa tin nhiều đám cháy đã bùng phát tại một khu phố gần trung tâm công nghệ ở thành phố Beersheba, miền Nam Israel – nơi đặt văn phòng của tập đoàn Microsoft.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi các đồng minh châu Á chi 5% GDP cho quốc phòng
16:13'
Việc các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhanh chóng bắt kịp mức phân bổ quốc phòng này theo nhịp độ của châu Âu là hợp lý và cần thiết.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản ghi nhận CPI cơ bản tăng mạnh
12:02'
Đây là mức tăng mạnh nhất về chỉ số CPI cơ bản, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm các mặt hàng năng lượng, kể từ tháng 1/2023 và sau mức tăng 3,5% hồi tháng 4/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada cảnh báo tăng thuế với thép và nhôm của Mỹ
11:29'
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ điều chỉnh mức thuế đối ứng 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại song phương trong vòng 30 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Áo cho phép giám sát tin nhắn
06:30'
Chính phủ liên minh của Áo đã nhất trí về kế hoạch cho phép cảnh sát giám sát tin nhắn của đối tượng khả nghi nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 40 công dân Việt Nam dự kiến sơ tán từ Israel sang Ai Cập ngày 20/6
15:30' - 19/06/2025
Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng ngày 19/6 cho biết dự kiến có 37 công dân Việt Nam đầu tiên từ Israel sẽ sơ tán sang Ai Cập trong ngày 20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng nhiều rocket
15:29' - 19/06/2025
Triều Tiên đã phóng hơn 10 quả rocket từ Sunan, gần thủ đô Bình Nhưỡng, theo hướng Tây-Bắc.