Dịch COVID-19: Mỹ đối mặt nguy cơ giảm phát
Bộ Lao động Mỹ ngày 11/3 công bố các số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 chỉ tăng 0,1% do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến giá nhiên liệu và nhu cầu đi lại giảm mạnh.
Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo ngân hàng trung ương Mỹ giờ đây đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan là tình trạng giảm phát.
Chỉ số CPI là yếu tố đầu tiên phản ánh các tác động của COVID-19 tại Mỹ, theo đó giá năng lượng nói chung giảm 2%, trong đó giá xăng giảm 3,4% và giá dầu giảm 8,5%. Tiền chi cho các hoạt động giải trí và đi lại bằng hàng không cũng giảm.
Khi các thị trường đang chao đảo vì dịch COVID-19, tuần trước Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất khẩn cấp đầu tiên kể từ năm 2008, đưa về mức giao động 1-1,25%.
Khi các triển vọng kinh tế rất bấp bênh, các nhà đầu tư dự báo FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 17-18/3 tới.
Các chuyên gia tại Oxford Economics nhận định báo cáo của bộ trên "cho thấy hậu quả chung của COVID-19 gây tác động giảm phát vì đây không chỉ là một cú sốc về nguồn cung mà còn là cú sốc lớn về cầu".
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 11/3 giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ trong năm nay, do tác động của dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo có thể sẽ tiếp tục phải làm điều tương tự.
Trong báo cáo hằng tháng mới nhất, OPEC đã dự báo nhu cầu dầu trung bình hằng ngày của thế giới là 99,73 thùng, giảm 0,92 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
OPEC cho biết: "Tính đến các diễn biến mới nhất... có thể sẽ tiếp tục giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu nếu tình hình hiện nay kéo dài".
Dịch COVID-19 đã gây xáo trộn lớn về kinh tế tại Trung Quốc và trên thế giới, khi chính quyền các nước áp đặt nhiều biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của virus, tác động đến nhu cầu về dầu.
Trong khi đó, các thị trường dầu còn bị khuấy đảo vì cuộc chiến giá ngày càng leo thang giữa Nga và Saudi Arabia.
Tuần trước, Nga đã không ủng hộ đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC, dẫn tới việc cả Saudi Arabia và Nga đều tuyên bố sẽ tăng sản lượng khai thác dầu, khiến nguồn cung dầu toàn cầu có thể dôi dư quá mức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết có các biện pháp mạnh mẽ bảo vệ nền kinh tế
09:48' - 11/03/2020
Tổng thống Donald Trump ngày 10/3 đã cam kết sớm công bố các biện pháp mạnh nhằm bảo vệ nền kinh tế vốn đã có dấu hiệu chững lại.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng Mỹ kêu gọi hỗ trợ người đi vay do COVID-19
15:03' - 10/03/2020
Các nhà quản lý ngân hàng Mỹ ngày 9/3 kêu gọi các tổ chức tài chính hỗ trợ những người đi vay đang chịu tác động từ sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVD-19.
-
Ngân hàng
Fed: Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ bất ổn hơn
11:39' - 05/03/2020
Theo Fed, dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã tác động tiêu cực tới hoạt động đi lại và tiếp cận hàng hóa đối với các ngành sản xuất của Mỹ.
-
Chứng khoán
Giới phân tích nhận định về giải pháp hỗ trợ kinh tế Mỹ của Fed
14:20' - 03/03/2020
Giới phân tích đã nhận định trước tuyên bố của Chủ tịch Jerome Powell về việc Fed sẵn hành động phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ vượt qua các tác động của dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.