Dịch COVID-19: Nhiều triển vọng xuất khẩu cá rô phi
Cá rô phi là loại thịt trắng vốn được thị trường Mỹ ưa chuộng và nhập khẩu với số lượng lớn. Đặc biệt, trong giai đoạn diễn ra dịch COVID-19, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng lựa chọn sản phẩm này nhiều hơn. Do đó, cá rô phi phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam có triển vọng phát triển dù đang phải đối điện với khó khăn về nhiều mặt.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới, tổng giá trị thương mại cá rô phi toàn cầu tính đến cuối năm 2019 đạt xấp xỉ 13 tỷ USD. Dự báo đến năm 2030, giá trị thương mại cá rô phi toàn cầu đạt 20 tỷ USD. Trong khi đó, ngành hàng cá rô phi Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, với khoảng 20 triệu USD. Hơn nữa, trong năm 2019, thị trường Mỹ và châu Âu đã bỏ ra gần 2 tỷ USD để nhập khẩu cá rô phi. Chính vì thịt cá rô phi dai, không có xương dăm nên được người tiêu dùng Mỹ và châu Âu ưa chuộng, giúp sản phẩm loài cá này đạt tốc độ tăng trưởng 13%/năm trên toàn cầu. Cuối tháng 3/2020, Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố trong Công báo Liên bang các sản phẩm được miễn thuế. Theo đó, thuế quan đã được loại bỏ đối với 2 mặt hàng thủy sản là cá rô phi (cá rô phi đông lạnh không quá 115g/con và thịt ghẹ đỏ (Portunas haanii) đóng gói tiệt trùng hoặc đông lạnh trong các thùng chứa kín khí) và khoảng 175 sản phẩm khác. Theo dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), trong 7 tháng, năm 2020, Mỹ đã nhập khẩu 60.000 tấn philê cá rô phi đông lạnh trị giá 180 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Theo ông Nick Ovchinnikov, Giám đốc điều hành Công ty Lotus Seafood, trụ sở tại San Diego, công ty chuyên nhập khẩu tôm, cá ngừ, cá kiếm, cá nục heo và cá rô phi cho biết, sau khi 25% thuế nhập khẩu đối với phi lê cá rô phi đông lạnh cỡ nhỏ được loại bỏ, nhập khẩu cá rô phi của Mỹ phục hồi khi người tiêu dùng vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch có xu hướng tiếp cận với các sản phẩm protein động vật có giá phải chăng. Thực tế là, số lượng người Mỹ thất nghiệp tăng gấp 8 đến 9 lần so với trước dịch COVID-19. Điều này đã chuyển ngành bán lẻ sản phẩm thực phẩm protein từ thịt sang các loài và sản phẩm rẻ hơn, giá cả phải chăng hơn, bao gồm cá rô phi. Động lực chính để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ là thuế quan cần về mức 0%. Nhà kinh tế, Giáo sư Ragnar Tveteras tại Đại học Stavanger, Na Uy nhận xét, sản lượng cá rô phi toàn cầu sẽ đạt 6,59 triệu tấn vào cuối năm 2020. Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất chính, khoảng 1,7 triệu tấn vào năm 2020.Sản lượng từ Ai Cập, đạt mức cao đỉnh điểm vào năm 2019, sang 2020 sẽ giảm sản lượng so với 2019. Indonesia tăng mạnh vào năm 2020 với sản lượng dự kiến gần bằng Ai Cập.
Tại Việt Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng cá rô phi trong năm 2020 ước hơn 250.000 tấn. Sản phẩm cá rô phi Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang 68 quốc gia; trong đó, tiêu thụ mạnh nhất là thị trường châu Âu và châu Mỹ. Theo TS. Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, trong 10 năm qua, sản xuất cá rô phi trong nước tăng trưởng mạnh. Thị trường nhập khẩu loại sản phẩm này ngày càng mở rộng, làm cho giá trị cá rô phi ngày càng tăng. Ông Nguyễn Phú Thoả, Giám đốc điều hành Tập đoàn Mavin Aquaculture chia sẻ, các thị trường nhập khẩu cá rô phi hiện nay chú trọng đến truy xuất nguồn gốc con giống để tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của phi lê rô phi.Những người nuôi cá rô phi tại Việt Nam xuất khẩu phải chú ý nhiều đến khâu tuyển chọn giống, mật độ thả nuôi, chất lượng thịt dai, thơm, thay vì chú trọng vào tăng năng suất, tăng sản lượng để đáp ứng các đơn hàng.
Đơn cử, sản phẩm cá rô phi của Mavin Aquaculture phải được nuôi từ con giống được tuyển chọn qua 25 đời, đảm bảo không giao phối cận huyết và được thả nuôi mật độ thích hợp trong thời gian 6 tháng, đạt trọng lượng 2kg/con mới thu hoạch. Với cách tuyển chọn giống thế này, phi lê cá rô phi mới đảm bảo được độ đồng đều theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, Tập đoàn Mavin Aquaculture đang đưa sản phẩm cá rô phi sang thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tùy yêu cầu thị trường mà Mavin cung ứng từng dòng sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, đối với thị trường châu Âu, ngoài yêu cầu sản phẩm phi lê, người châu Âu cũng quan tâm đến dạng rô phi nguyên con. Với đặc điểm không có xương dăm, người châu Âu có thể chế biến nguyên con cùng với gia vị nhập khẩu từ Việt Nam kèm theo sản phẩm. Với đặc điểm là cá thịt trắng, thơm ngon, giá cạnh tranh so với các sản phẩm protein khác, sản phẩm cá rô phi Việt Nam có nhiều triển vọng được khách hàng quốc tế lựa chọn trong thời điểm khó khăn, ứng phó với dịch bệnh./.>>Giá gạo xuất khẩu Việt Nam leo lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2011
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông
13:00' - 11/08/2020
Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.
-
Thị trường
"Cú hích" nào để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản?
10:23' - 26/07/2020
Với bờ biển dài 82 km, 5 huyện, thị xã ven biển được hình thành trên địa hình nhiều cửa sông lớn đổ ra biển với 6 cửa lạch, Nghệ An có ngư trường thuận lợi, giàu nguồn lợi thủy sản và phong phú.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.