Dịch COVID-19: PVN phát huy hiệu quả yêu cầu “ba tại chỗ”
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất, kinh doanh vừa phòng, chống dịch hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã chủ động thực hiện yêu cầu “ba tại chỗ”: Sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ đối với người lao động trực tiếp tại các nhà máy, dự án và công trình dầu khí.
Từ đầu năm đến nay, PVN đã kiểm soát tốt công tác an toàn, phòng, chống dịch bệnh, phát huy kinh nghiệm, hiệu quả trong quản trị điều hành, duy trì an toàn, ổn định sản xuất kinh doanh, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. Hiện nay, làn sóng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại khu vực phía Nam, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh - nơi có nhiều đơn vị, công trình dầu khí.
Nhận thấy sự nguy hiểm của dịch bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành các giàn khoan, công trình dầu khí, ngay từ những ngày đầu dịch bệnh tái bùng phát, các đơn vị thành viên của PVN như Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đã triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ứng phó khẩn cấp với những tình huống có thể xảy ra.Theo đó, các đơn vị đã không tiến hành đổi ca thường xuyên cho các cán bộ, kỹ sư, người lao động trên các giàn khoan, công trình dầu khí. Đơn cử như PVEP tạm dừng đưa người ra các công trình để kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng, sửa chữa nếu không quá cần thiết. Các nhân sự đổi ca được yêu cầu có mặt tại Vũng Tàu trước khi ra giàn khoan 7 ngày và tiến hành test RT-PCR COVID-19 trước khi đi 1 ngày.
Cá biệt tại dự án Bir Seba (Algeria) do điều kiện công trình dầu khí ở nước ngoài nên hơn 1 năm qua, các cán bộ biệt phái tại dự án không đổi ca và vẫn tiếp tục bám trụ ở nước bạn.
Trong khi đó, từ ngày 14/7, BIENDONG POC đã kích hoạt chương trình chia khối làm việc ngoài khơi thành 3 ca, đảm bảo một ca sản xuất ngoài biển, một ca túc trực ở Thành phố Hồ Chí Minh và một ca ở Vũng Tàu sẵn sàng thay thế nếu trên giàn khoan có ca mắc COVID-19, thời gian làm việc trên giàn cũng như đổi ca sẽ phải lâu hơn bình thường (4 - 5 tuần hoặc cho đến khi hết dịch) thay vì 3 tuần như trước đây. Trung tâm Điều độ Khí Việt Nam - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) lại thực hiện khoanh vùng an toàn bậc 1 (Zone 0) ngày từ tháng 6/2021, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu cách ly để bảo vệ khu vực điều hành trọng yếu cho toàn bộ hệ thống khí cả nước. Trong hàng rào ngăn cách 24/7, cuộc sống làm việc vẫn diễn ra liên tục, an toàn vì dòng năng lượng quốc gia bởi Trung tâm được xác định là “Vùng đảm bảo an toàn tuyệt đối” – Zone 0 trong mức an toàn công trình khí. Theo quy định, Zone 0 là “Vùng bất khả xâm nhập” nhằm đảm bảo cách ly tuyệt đối với dịch bệnh. Khi đạt ngưỡng báo động dịch bệnh kích hoạt Zone 0, đối tượng được phép ra vào Zone 0 rất hạn chế. Toàn bộ ê kíp làm việc, từ trưởng Trung tâm Điều độ đến các vận hành viên, nhân viên xử lý sự cố… đều phải thực hiện cách ly ngay tại Trung tâm.Tương tự như vậy, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như: bố trí cho cán bộ công nhân viên làm việc từ xa, trừ các trường hợp cần thiết phải có mặt tại trụ sở cơ quan, giao trưởng các ban và văn phòng Tổng Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế đi lại, tiếp xúc tập trung đông người, thực hiện làm việc online, họp trực tuyến đối với khối văn phòng. Đặc biệt, PV Power yêu cầu các đơn vị, nhà máy triển khai việc cách ly trong nhà máy đối với toàn bộ đội ngũ vận hành, bảo dưỡng.
Với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các nhà máy, cơ sở sản xuất trong tình hình mới, các nhà máy Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau cũng nâng mức độ phòng, chống dịch với việc cách ly tập trung cho toàn bộ nhân lực vận hành, bảo dưỡng tại chỗ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt trong bối cảnh thị trường phân bón đang khan hàng, sốt giá.
Ông Nguyễn Đình Hùng, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết, từ ngày 31/5, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đơn vị quyết định vận hành nhà máy theo chế độ Level 2. Theo đó, hầu hết khối hành chính sẽ làm việc online tại nhà. Đối với khối vận hành sản xuất, phân ca theo hình thức 2 ca 4 kíp (mỗi kíp 40 người). Một kíp làm việc, một kíp nghỉ ngơi và thực hiện cách ly ngay tại hội trường nhà máy trong thời gian chờ đổi ca, còn 2 kíp được chia ra cách ly tại khách sạn ở thị xã Phú Mỹ và thành phố Vũng Tàu để đảm bảo giãn cách, giảm rủi ro lây lan dịch bệnh. Phương án này nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cũng như giúp cân bằng trạng thái tâm lý, tư tưởng, sức khỏe cho người lao động sau những ngày làm việc, cách ly tập trung. Tại Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc “nhiều vòng nhiều lớp” từ nhà máy đến nhà công vụ để không bỏ sót bất kỳ mối nguy nào. Từ khi dịch bệnh tái bùng phát và diễn biến phức tạp, lãnh đạo Công ty sớm chủ động lập phương án phòng vệ với nhiều kịch bản chặt chẽ. Trong đó, lập khu cách ly ngay tại nhà máy, tập trung đội ngũ đảm bảo vận hành hệ thống xuyên suốt, sản xuất đều đặn song song với kiểm soát dịch bệnh, tránh có ca nhiễm phát sinh. Tại cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau đã có sự phối hợp khoa học, nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo đó, sẽ đóng cửa toàn bộ các khu vui chơi thể thao; thực hiện giãn cách 14 ngày đối với những cư dân sinh sống tại khu nhà; các nhân sự hỗ trợ như bảo vệ, chăm sóc cây xanh, lái xe - những người có khả năng tiếp xúc bên ngoài nhiều cũng được cách ly ngay trong khu nhà công vụ... Cuối tháng 6 vừa qua, nhận thấy dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi, Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) thiết lập quy trình “bong bóng” làm việc - sinh hoạt khép kín, đảm bảo nhân sự vận hành nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn với đại dịch. Theo đó, hơn 1.000 nhân sự vận hành sản xuất và các ban chức năng thuộc khối nhà máy sau mỗi giờ làm việc theo ca kíp sẽ được phục vụ ăn uống tại căng tin rồi trở về khu tập trung nghỉ ngơi, được bố trí trong văn phòng nhà máy. Tất cả sinh hoạt của các nhân sự chủ lực đều tập trung trong khuôn viên khu hành chính nhà máy; không ai được ra khỏi khu vực nhà máy trong vòng 21 ngày hoặc đến khi có thông báo mới.Giống như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) đã kích hoạt các phương án phòng, chống COVID-19 ở cấp độ cao nhất, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng các phương án phòng, chống dịch bệnh; cập nhật, tuyên truyền thường xuyên các thông tin về dịch bệnh cho người lao động.
Đồng thời, DQS tổ chức xét nghiệm PCR và tổ chức làm việc, ăn, ở, sinh hoạt tại các khu vực cho gần 500 lao động. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ nước rửa tay, đồ bảo hộ và thường xuyên phun khử khuẩn, dọn dẹp các khu nhà được sử dụng làm nơi làm việc, ăn, ở tập trung của người lao động.
Song song với thực hiện phương châm “ba tại chỗ”, PVN và các đơn vị phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan chức năng nhanh chóng tiếp cận và triển khai tiêm vaccine cho cán bộ, nhân viên, người lao động, đặc biệt đối với lực lượng lao động trực tiếp tại các công trình dầu khí, nhà máy, dự án. Đến nay, PVN đã triển khai an toàn việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho gần 10 nghìn lượt người, kể cả lao động là chuyên gia nước ngoài. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo Tập đoàn, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như các đơn vị cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên cán bộ, người lao động sản xuất trực tiếp tại các công trình, dự án, nhà máy cũng như hỗ trợ đơn vị tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để người lao động yên tâm làm việc. Nhiều đơn vị, nhà máy thành lập Tổ kiểm tra cộng đồng, Tổ phòng dịch có nhiệm vụ kết nối 24/24 giờ với tất cả những người đang thực hiện cách ly qua những kênh tương tác mạng xã hội, email hay qua điện thoại để kịp thời ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị. Trên cơ sở đó, các đơn vị sẽ hỗ trợ và giải quyết nhanh nhất mọi vấn đề, giúp họ yên tâm làm việc, nghỉ ngơi khi cách ly trong thời gian "ba tại chỗ". Theo Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới của Tập đoàn và các đơn vị là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đẩy mạnh phối hợp, tìm nguồn vaccine để tiêm cho cán bộ công nhân viên trong toàn Tập đoàn vì mục tiêu an toàn cho người lao động, an toàn sản xuất kinh doanh. Với phương châm “ba tại chỗ” được triển khai sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, PVN cũng như các đơn vị đang vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
PVN - tối ưu các chuỗi liên kết, thực hiện tốt mục tiêu kép
07:55' - 09/07/2021
Với các chỉ tiêu tài chính đều vượt xa kế hoạch 6 tháng và cùng kỳ năm ngoái, bức tranh kinh tế 6 tháng qua của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có nhiều điểm sáng nổi trội.
-
Doanh nghiệp
PVN với chiến dịch tiêm vaccine và thực hiện mục tiêu kép
17:56' - 04/07/2021
PVN đã chủ động chuyển trạng thái từ “phòng ngự” sang “tấn công”, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động sản xuất xuyên suốt.
-
Doanh nghiệp
PVN đã chuyển 400 tỷ đồng đến Quỹ vaccine phòng COVID-19
19:29' - 21/06/2021
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chuyển 400 tỷ đồng đến Quỹ vaccine phòng COVID -19.
-
Doanh nghiệp
PVN đón dòng khí đầu tiên giai đoạn 2A, mỏ Sử Tử Trắng
20:11' - 18/06/2021
Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, Lô 15-1 là lá cờ đầu trong hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam, mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đóng góp quan trọng vào nguồn thu của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.