Dịch COVID-19: Thủ tướng Nhật Bản khẳng định chưa cần ban bố tình trạng khẩn cấp
Phát biểu với các phóng viên, Thủ tướng Nhật Bản cho biết đã tham vấn các chuyên gia trước khi đưa ra thông báo trên. Cũng theo ông, hiện chính phủ chưa có kế hoạch rút ngắn chương trình "Go To Travel" để thúc đẩy du lịch nội địa.
Tuy nhiên, Thủ tướng Suga cũng cho biết đã nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng dịch bệnh tại Nhật Bản đang gia tăng cấp độ, đặc biệt tại các khu vực xung quanh Tokyo, tỉnh Osaka và tỉnh Aichi cũng như Hokkaido. Nhà lãnh đạo Nhật bản kêu gọi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch cơ bản nhằm hạn chế nguy cơ lây lan mạnh trên diện rộng.
Thời gian gần đây, số ca mắc mới tại Nhật Bản liên tục ghi nhận những mức cao mới. Ngày 13/11, số ca mắc mới là 1.685 ca, tiếp tục là một mức cao mới sau khi vừa lên mức kỷ lục 1.660 ca chỉ một ngày trước đó. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận 371 ca mắc mới trong ngày này, giảm nhẹ so với một ngày trước đó nhưng các khu vực khác tiếp tục ghi nhận những mức cao mới. Hiện Nhật Bản xác nhận tổng cộng 116.200 ca bệnh, trong đó có gần 2.000 ca tử vong.
Đầu tháng 4 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại một số khu vực và sau đó mở rộng ra toàn quốc, kêu gọi người dân ở nhà, hạn chế ra ngoài và yêu cầu một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Các biện pháp này đã gây ra những tác động nhất định cho nền kinh tế. Thủ tướng Suga luôn bày tỏ mong muốn có thể cân bằng giữa mục tiêu khống chế dịch bệnh và duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội.
Trong phát biểu mới nhất, Thủ tướng Suga cũng cho biết hiện Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với giới chức các địa phương để triển khai chương trình xét nghiệm trên diện rộng, cử nhân viên y tế tới các vùng có ổ dịch. Ông đã chỉ thị các thành viên nội các ứng phó với tình hình dịch bệnh với tinh thần cảnh giác cao nhất. Theo một số nguồn tin chính phủ, Thủ tướng Suga dự định sẽ chỉ định một vị trí cấp cao mới trong Ban thư ký Nội các phụ trách công tác ứng phó đại dịch.
Tại châu Âu, Chính phủ Serbia đã tuyên bố sẽ phạt nặng những trường hợp vi phạm quy định đeo khẩu trang hoặc duy trì giãn cách xã hội tại nơi công cộng.
Trong cuộc họp tối 12/11, Quốc hội Serbia đã nhất trí sửa đổi luật, cho phép chính phủ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để kiềm chế dịch bệnh đang lây lan. Theo đó, những người không đeo khẩu trang hoặc không duy trì giãn cách trong không gian khép kín hay nơi công cộng đều sẽ bị phạt 5.000 dinar (50,29 USD), mức phạt khá cao so với thu nhập trung bình hằng tháng của người dân là 570 USD.
Những công ty, nhà hàng và cửa hàng không tuân thủ quy định phòng dịch, trong đó có yêu cầu giữ khoảng cách giữa các nhân viên hoặc các khách hàng và đeo khẩu trang, có thể bị phạt từ 50.000-300.000 dinar. Luật sửa đổi cũng cho phép Bộ Y tế Serbia áp dụng chương trình tiêm phòng bắt buộc cho toàn dân hoặc những nhóm dân cụ thể trong trường hợp xảy ra đại dịch.
Với 7 triệu dân, Serbia đã ghi nhận tổng cộng 73.765 ca mắc bệnh, trong đó có 955 ca tử vong./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cam kết hỗ trợ ASEAN về an ninh và COVID-19
08:38' - 13/11/2020
Ngày 12/11, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã cam kết hỗ trợ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc đối phó dịch COVID-19 và tăng cường an ninh khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại về áp lực giảm phát và suy giảm tiềm năng tăng trưởng
15:09' - 06/11/2020
Sách Trắng ước tính dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến tổng chi tiêu dùng cá nhân trong quý 2/2020 ở nước này giảm khoảng 31.000 tỷ yen.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone cần những biện pháp gì để ổn định nền kinh tế?
10:37'
Giáo sư thuộc Đại học Columbia Adam Tooze ngày 25/5 cho hay Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) sẽ cần các biện pháp ứng phó sáng tạo mới để ổn định nền kinh tế này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga: Sinh hoạt phí sẽ tăng khoảng 10% kể từ ngày 1/6
07:53'
Tổng thống Nga khẳng định nhà nước cần nhất quán theo đuổi chính sách tăng lương cao hơn so với mức tăng chi phí sinh hoạt, đảm bảo lương tối thiểu của người dân lớn hơn đáng kể mức sống tối thiểu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tái khẳng định chính sách ngoại giao châu Á
21:25' - 25/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kết thúc chuyến công du Đông Bắc Á kéo dài 5 ngày (20-24/5) đưa ông đến hai quốc gia đồng minh chủ chốt của Washington trong khu vực gồm Hàn Quốc và Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Hàn-Nhật-Mỹ thảo luận về vụ phóng mới của Triều Tiên
21:22' - 25/05/2022
Ngoại trưởng và quan chức cấp cao các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản ngày 25/5 đã có các cuộc trao đổi trong đó bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử các tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên mới thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Hàn Quốc
21:08' - 25/05/2022
Ngày 24/5, cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban hợp tác chung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hàn Quốc (AK JCC) đã diễn ra tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta (Indonesia).
-
Kinh tế Thế giới
EU chưa thống nhất về quan điểm đối với Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh
21:08' - 25/05/2022
Đại sứ của Italy đã đề nghị thay đổi nội dung dự thảo tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh, trong đó đề nghị nhắc đến hoà đàm và coi ngừng bắn là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Huy động hành động công - tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu
17:35' - 25/05/2022
Ngày 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, xoay quanh việc huy động hành động công-tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu năm 2030 và 2050.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Nhật Bản đứng đầu danh sách điểm đến du lịch yêu thích năm 2021
15:59' - 25/05/2022
Theo báo cáo du lịch và phát triển du lịch năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến yêu thích, mặc dù đã phải ngừng đón khách quốc tế do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố chấm dứt miễn thanh toán nợ cho Nga
15:34' - 25/05/2022
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng USD sở hữu trong nước.