Dịch COVID-19: Thượng viện Canada thông qua gói cứu trợ trị giá 56 tỷ USD
Phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau đã đánh giá đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, đồng thời nhấn mạnh chính phủ cần có đủ năng lực để bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như nền kinh tế.
Mục đích của gói kích thích kinh tế này là hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các doanh nghiệp Canada, hỗ trợ nhu cầu thanh khoản của các doanh nghiệp và hộ gia đình, giúp bình ổn nền kinh tế.
Gói kích thích kinh tế quy mô lớn này sẽ bao gồm việc bơm tiền mặt cho các doanh nghiệp để người lao động vẫn được trả lương ngay cả khi phải ở nhà do dịch bệnh, tăng các khoản phúc lợi của liên bang và mở rộng chương trình bảo hiểm việc làm.
Ottawa cũng tăng Trợ cấp trẻ em Canada, trong bối cảnh các phụ huynh phải đối mặt với tình trạng các trường học đóng cửa. Chính phủ cũng sẽ tăng mức hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, những người vô gia cư,… và lập riêng một quỹ trị giá 305 triệu CAD (214 triệu USD) để giúp cộng đồng thổ dân
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo những lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 sẽ được chính phủ hỗ trợ 2.000 CAD/tháng (khoảng 1.400 USD)/tháng trong 4 tháng tới, để giúp trang trải chi phí thuê nhà và sinh hoạt hằng ngày.
Ông cũng thừa nhận tình trạng bất ổn mà Canada đang phải đối mặt và cho biết chính phủ đã gộp chương trình Phúc lợi Chăm sóc khẩn cấp trị giá 10 tỷ CAD (7 tỷ USD) và chương trình Phúc lợi Hỗ trợ khẩn cấp trị giá 5 tỷ CAD (3,5 tỷ USD) thành một chương trình có tên là Phúc lợi Ứng phó khẩn cấp của Canada (CERB).
Biện pháp hỗ trợ người lao động trên nằm trong khuôn khổ của CERB, dành cho những người Canada bị mất thu nhập do dịch COVID-19, những người bị mất việc nhưng không đủ tiêu chuẩn để hưởng bảo hiểm việc làm.
Cùng ngày, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland đã yêu cầu người dân từ nước ngoài trở về phải tự cách ly trong 14 ngày. Lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 11h giờ ngày 26/3 (giờ Việt Nam).
Đầu tháng này, nhà chức trách Canada cũng đã đề nghị người dân tự cách ly khi về nước nhưng không bắt buộc. Theo luật liên bang, vốn đã được siết chặt vào năm 2005 sau cuộc khủng hoảng Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS), những ai vi phạm lệnh cách ly sẽ đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu CAD (tương đương 700.000 USD) hoặc 3 năm tù.
Tại thủ đô Ottawa, Thị trưởng thành phố Jim Watson đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại thành phố này. Trong tuyên bố, thị trưởng Watson nêu rõ việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ giúp chính quyền có thể triển khai các hoạt động khẩn cấp nhanh hơn, đặt mua thiết bị y tế dễ dàng hơn.
Ông cho biết biện pháp này nhằm đảm bảo nhà chức trách có đủ công cụ để bảo vệ các nhân viên y tế và người dân.
* Cũng trong ngày 25/3, Bolivia đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế và gia hạn lệnh đóng cửa biên giới.
Tổng thống tạm quyền Bolivia Jeanine Anez tuyên bố việc đóng của biên giới sẽ kéo dài tới ngày 15/4 thay vì ngày 31/3 như trước. Tổng thống cũng nhấn mạnh không người dân nào sẽ được phép ra vào Bolivia trong thời gian này.Bên cạnh đó, trong thời gian áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 14 ngày, Bolivia cũng siết chặt việc hạn chế đi lại, khi chỉ cho phép mỗi gia đình có 1 người ra ngoài từ 7h sáng cho đến trưa hàng ngày.
Theo số liệu của chính phủ, tính đến thời điểm này, Bolivia đã ghi nhận 38 ca mắc COVID-19.
* Tại Chile, chính phủ thông báo sẽ tiến hành cách ly đối với nhiều khu vực rộng lớn của thủ đô Santiago, sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã vượt qua 1.000 ca kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát vào đầu tháng 3.
Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Manalich nêu rõ lệnh cấm di chuyển hoàn toàn sẽ bắt đầu từ tối 26/3 và kéo dài trong 7 ngày.
Biện pháp này áp dụng với 1,3 triệu người đang sống chủ yếu tại khu vực giàu có ở phía Đông thành phố Santiago, nơi virus gây bệnh xuất hiện lần đầu tiên trong số những người trở về từ châu Âu.
Bộ trưởng Manalich cho hay nhà chức trách sẽ thiết lập rào chắn xung quanh thành phố để ngăn sự lây lan của virus.
Tính đến ngày 25/3, Chile đã ghi nhận tổng cộng 1.142 ca nhiễm và 3 ca tử vong do COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada hỗ trợ 2.000 CAD/tháng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19
09:52' - 26/03/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo những lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được chính phủ hỗ trợ 2.000 CAD (khoảng 1.400 USD)/tháng trong bốn tháng tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Các kỳ thi tốt nghiệp tại Đức vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch
09:46' - 26/03/2020
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tin trên từ tờ Thế giới (die Welt), cho biết các tiểu bang của Đức đã nhất trí “tại thời điểm hiện tại” không cần thiết phải hủy bỏ các kỳ thi.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Italy ghi nhận ngày thứ 4 liên tiếp giảm số ca nhiễm mới
09:00' - 26/03/2020
Tốc độ lây nhiễm tại Italy - quốc gia có số ca nhiễm và ca tử vong cao nhất thế giới, đang bước vào giai đoạn chậm dần với số ca nhiễm mới giảm trong 4 ngày liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
G7 nhất trí hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19
08:25' - 26/03/2020
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 25/3 khẳng định ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tái khẳng định sự hợp tác trong nỗ lực ứng phó với dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Các công ty Mỹ tại Trung Quốc bi quan về triển vọng kinh doanh
08:25' - 26/03/2020
Các công ty Mỹ tại Trung Quốc đang ngày càng bi quan về khả năng phục hồi trước tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Bất ổn kinh tế gia tăng
05:30'
Sự ra đi đột ngột của Phó Thủ tướng Choi tạo ra một khoảng trống lãnh đạo lớn vì ông đã được chỉ định thay thế ông Han làm quyền tổng thống bắt đầu từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52' - 02/05/2025
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40' - 02/05/2025
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.