Dịch do virus Corona: Gỡ khó cho xuất khẩu lao động
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương quan trọng, luôn được tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm và chú trọng.
Bởi đây là kênh giải quyết việc làm ổn định với thu nhập cao, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ kỹ năng và điều kiện sống của người lao động.
Tuy nhiên trước tình hình bùng phát dịch bệnh COVID-19, tỉnh đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận đang có phương án kết nối với các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tuyển dụng.Qua đó phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu người lao động cần đào tạo nghề sát với thực tế công việc để giới thiệu cho các doanh nghiệp tuyển dụng đúng người, đúng việc.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, phục vụ công tác điều hành và quản lý để có định hướng đúng cho việc đào tạo, đáp ứng thị trường lao động; đồng thời tăng cường công tác quản lý, giám sát việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng để ngăn ngừa, xử lý các hành vi lừa đảo, tiêu cực để bảo vệ quyền lợi người lao động. Năm 2020, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đưa 150 lao động ở 7 huyện/thành phố trong tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu trên sẽ khó hoàn thành do tình hình chung về dịch bệnh ở các nước. Ông Trần Văn Trưa - Phó Giám đốc Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận cho biết, hầu hết người dân trong tỉnh đi xuất khẩu lao động có thời hạn tại thị trường các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia ở khu vực Trung Đông.Hiện nay các nước ở khu vực Đông Á đang bùng phát dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 nên không thể đưa lao động đi.
Đối với thị trường một số nước Trung Đông, thời gian qua do tình hình an ninh bất ổn nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có văn bản yêu cầu tạm dừng, không đưa lao động trong nước sang làm việc.
Ông Trần Văn Trưa cho biết thêm, các năm trước, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tỉnh đoàn, các hội đoàn thể và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã tổ chức ký kết liên tịch, khảo sát nhu cầu lao động, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề bước đầu cho người lao động.Nhưng năm nay, đến thời điểm này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ vẫn chưa tổ chức được hoạt động tư vấn hay phổ biến các chính sách có liên quan để hỗ trợ người lao động.
Trong năm 2019, tỉnh Ninh Thuận có 210 lao động đang làm việc có thời hạn ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như: Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ả rập Xê út, Liên bang Nga và Cộng hòa Liên bang Đức.Công tác thông tin về người lao động của tỉnh đang làm việc ở thị trường các nước được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động quản lý, cập nhật thông qua gia đình người lao động./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nghệ An: Quản chặt hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động
21:14' - 28/10/2019
Chiều 28/10, Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An cho biết, lãnh đạo tỉnh đã có công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương trong tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
17:14' - 11/09/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48'
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47'
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09' - 09/04/2025
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46' - 09/04/2025
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27' - 09/04/2025
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58' - 09/04/2025
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.