Dịch tả lợn châu Phi và vấn đề thị trường - Bài 2: Cam kết nguồn cung an toàn
Bên cạnh đó, các sở, ngành thành phố cũng phối hợp các đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là việc kiểm tra xử lý các điểm nóng trên địa bàn và địa bàn giáp ranh các tỉnh, thành lân cận.
*Cam kết nguồn cung an toàn
Theo các sở ngành Tp. Hồ Chí Minh, hiện tượng chênh lệch giá lợn giữa các tỉnh, thành trên cả nước đang đặt ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát nguồn cung an toàn.
Cụ thể, hiện tại giá lợn miền Bắc, miền Trung (vùng đang diễn ra dịch tả lợn châu Phi) thấp hơn miền Nam là vấn đề dẫn đến một số đối tượng tìm cách vận chuyển lợn từ miền Bắc, miền Trung vào các tỉnh, thành miền Nam để “giả nguồn gốc xuất xứ sản phẩm”, sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh việc giá lợn chênh lệch giữa các khu vực, Tp. Hồ Chí Minh còn là thị trường mở nên khả năng lây nhiễm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi tuy không lây cho người mà chỉ lây lan ở lợn, nhưng 100% con lợn nhiễm bệnh thì chắc chắn chết.
Nếu người dân giết mổ và đem tiêu thụ lợn nhiễm bệnh thì khả năng lây lan dịch bệnh rất cao, bởi virus dịch tả này có thể tồn tại 1.000 ngày dưới dạng đông lạnh, thịt nguội… nên cần có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã đưa ra thông điệp và cam kết mạnh mẽ về việc đảm bảo cung ứng ra thị trường những sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, đồng hành cùng cơ quan chức năng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh nỗ lực đảm bảo sản lượng cung ứng ra thị trường, tạo điều kiện thuận lợi người tiêu dùng mua, sử dụng thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
Điển hình, Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản (Vissan) cam kết cung cấp 100% thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn an toàn đến người tiêu dùng; trong đó, nguồn nguyên liệu của Vissan an toàn, không nằm trong vùng dịch, chủ yếu từ Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành thuộc khu vực Đông Nam bộ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chủ động thu mua dự trữ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá cả thị trường, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đạt chất lượng, không có dịch bệnh đến tay người tiêu dùng.
Theo ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), ngay khi có thông tin về dịch tả lợn châu Phi, các hệ thống bán lẻ thuộc Saigon Co.op đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát nguồn thịt tốt nhất có thể.
Cùng với việc tăng tần suất kiểm soát, các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op cũng tổ chức kiểm tra đột xuất, lấy mẫu kiểm nghiệm bất ngờ tại các siêu thị để đảm bảo an toàn khi bán đến tay khách hàng.
Ngoài ra, liên quan đến việc nâng cao chất lượng hàng Việt nói chung, hàng nông sản, thực phẩm nói riêng, đại diện Saigon Co.op cho hay, trong thời gian tới sẽ triển khai thêm hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp Việt, điển hình là chính sách thanh toán ưu tiên cho nhà sản xuất trong nước, hỗ trợ chi phí trưng bày hàng hóa.
Đồng thời, Saigon Co.op cũng tăng thời gian bán thử nghiệm, ưu tiên bao tiêu cho các hợp tác xã nông nghiệp đạt chuẩn, xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng cho các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống.
Cụ thể, hiện tại đối với mặt hàng thịt lợn, các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op chủ yếu kinh doanh sản phẩm được cung cấp bởi các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường của Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, có thể kể đến các doanh nghiệp như Vissan, Nam Phong, Anh Hoàng Thy, SagriFood... và hầu hết thịt lợn từ các nguồn này đều đạt chuẩn VietGAP.
*Tạo chuỗi thực phẩm an toàn
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, ngành công thương thành phố đã phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để triển khai các phương án ứng phó trong tình trạng biến động thị trường, nhất là nguồn cung.
Trong khoảng một tháng tới, các sở ngành và doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn cung trước mắt cho thị trường thành phố.
Tuy nhiên, dù có kinh nghiệm trong việc phối hợp đảm bảo cung cầu hàng hóa, ngành công thương và các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh sẽ không chủ quan, nhất là bám sát và theo dõi diễn biến thị trường để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Tp. Hồ Chí Minh với với quy mô khoảng 13 triệu dân, nhu cầu thực phẩm mỗi ngày rất lớn nhưng thành phố chỉ tự cung cấp được 20 - 30% tổng sản lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày số còn lại phụ thuộc vào nguồn hàng từ các tỉnh, thành và nhập khẩu. Lợi dụng nhu cầu lớn, trong bối cảnh đời sống người dân còn khó khăn, nhiều nguồn thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo chất lượng vệ sinh đã len lỏi đến từng con hẻm.Trong giai đoạn dịch tả lợn châu Phi như hiện nay, bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp là đồng hành cùng cơ quan chức năng cân đối cung cầu, tạo nguồn hàng hóa mang lại thực phẩm sạch, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Đặc biệt, cần sự vào cuộc của cả chuỗi cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất cho tới doanh nghiệp bán lẻ phân phối ra thị trường.
Còn theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, trong khuôn khổ pháp lý và pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về quản lý an toàn thực phẩm, tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát và hậu kiểm chưa hiệu quả.
Đồng thời, do hạn chế về nguồn lực kiểm soát của cơ quan chức năng cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực phẩm còn lỏng lẻo đã dẫn đến tình trạng kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
Để kiểm soát thực phẩm từ nơi sản xuất đến bàn ăn, Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng đề án thí điểm quản lý theo “Chuỗi thực phẩm an toàn”, đề án trên đang mang lại hiệu quả khả thi. Việc xây dựng và quản lý mô hình “Chuỗi thực phẩm an toàn” mang lại lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sản phẩm thực phẩm đang lưu thông trên thị trường được quản lý chặt chẽ về chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc.
Đặc biệt, vừa qua Sở Công Thương, Sở Du lịch, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết liên tịch trong phối hợp xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình Kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị, trước biến động cung cầu thị trường thịt gia súc, gia cầm, cơ quan chức năng cần có giải pháp điều chỉnh giá kịp thời và bám sát diễn biến thị trường trên cơ sở có tiếp thu báo cáo của doanh nghiệp.
Đơn cử, với tình hình dịch tả lợn châu Phi thì hàng hóa cần được cân đối và việc điều tiết giá cả cần thực hiện nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Tiêu hủy hơn 1,6 tấn nầm lợn có mùi hôi thối, đang phân hủy
14:38' - 29/03/2019
Tổng số nầm lợn là 1.620kg, không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn chặn tối đa dịch tả lợn châu Phi lây lan vào miền Nam
12:47' - 26/03/2019
Sáng 26/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã có cuộc họp đầu tiên để thống nhất các chương trình hành động tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
FAO khuyến cáo cảnh giác cao độ với dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
21:58' - 21/03/2019
Báo Việt Nam News (TTXVN) đã phỏng vấn Tiến sĩ Albert T.Lieberg, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam về kế hoạch phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.
-
Thị trường
Dự báo nhu cầu giàn khoan dầu khí ở trong nước tăng nhờ loạt dự án lớn triển khai
07:44' - 24/04/2025
Năm 2025, nhu cầu giàn khoan dầu khí tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng nhờ sự quyết liệt triển khai loạt dự án dầu khí lớn .
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện phát triển hệ sinh thái blockchain và AI tại Việt Nam
21:49' - 23/04/2025
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái công nghệ, bao gồm công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.
-
Thị trường
Thuế Mỹ "giáng đòn" vào ngành gạo Thái Lan
20:50' - 23/04/2025
Bà Daeng Donsingha, một nông dân Thái Lan, đã lo lắng cho gia đình chín người của mình khi giá gạo ở quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai này giảm trong năm nay, sau khi Ấn Độ nối lại xuất khẩu.
-
Thị trường
Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
18:23' - 23/04/2025
Indonesia đã từ chối lời đề nghị mua gạo từ Malaysia. Bộ trưởng Nông nghiệp giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn đảm bảo dự trữ trong nước.
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn dịp nghỉ lễ 30/4
13:39' - 23/04/2025
Từ 23/04 đến 06/05/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Siêu sale rực lửa” giảm giá đến 50%, đồng giá… với trên 5.000 sản phẩm dành cho khách hàng thành viên.
-
Thị trường
Nga hạ mạnh dự báo giá dầu Brent trong năm 2025
09:21' - 21/04/2025
Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã hạ dự báo giá trung bình của dầu Brent trong năm 2025 xuống còn 68 USD/thùng, giảm gần 17% so với mức 81,7 USD được đưa ra trong dự báo hồi tháng 9/2024.
-
Thị trường
Nga giảm mạnh dự báo giá dầu Brent năm 2025
08:00' - 21/04/2025
Hãng thông tấn Interfax ngày 21/4 đưa tin Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga đã giảm mạnh dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2025 so với mức dự đoán được đưa ra hồi tháng 9/2024.
-
Thị trường
Thị trường lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long trầm lắng
16:26' - 20/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chủ yếu đi ngang sau 1 tuần có sự tăng khá. Nguồn cung lúa tươi đang thu hẹp, thị trường cũng trầm lắng.