Dịch vụ nào người dân có nhu cầu lớn phải triển khai sớm
Chiều 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm việc với 11 Bộ về tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.
* Thí điểm cấp đăng ký, biển số xe điện tử từ ngày 15/8 Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan đã nỗ lực triển khai và có những kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID -19 đang có diễn biến phức tạp, là bước đầu quan trọng trong thời gian giãn cách xã hội. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong 7 tháng qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết công việc trên nền tảng điện tử đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thí điểm cấp đăng ký, biển số xe điện tử đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nộp thuế trước bạ từ ngày 15/8. Chính phủ sẽ công bố dịch vụ công thứ 1.000 về đăng ký ô tô, xe máy trực tuyến và demo trải nghiệm dịch vụ này trên thực tiễn. Người dân, doanh nghiệp có thể ngồi một chỗ đăng ký ô tô, xe máy, nộp thuế trước bạ... không phụ thuộc thời gian hay địa giới hành chính. "Đăng ký ô tô, xe máy là dịch vụ rất quan trọng và rất khó tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia bởi lần đầu tiên triển khai trên môi trường mạng trực tuyến. Đây là sản phẩm thay đổi tư duy, cách quản lý, là hành động cụ thể phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, theo tính toán của các tổ chức quốc tế, việc cải cách thủ tục hành chính và giải quyết công việc trên nền tảng điện tử sẽ giúp Việt Nam mỗi năm tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng. *Ưu tiên hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử Theo báo cáo, được khai trương tháng 12/2019, Cổng Dịch vụ công quốc gia đến nay đã có hơn 53,7 triệu lượt truy cập, hơn 205 nghìn tài khoản đăng ký 1 lần, trên 12,6 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, trên 228 nghìn hồ sơ được thực hiện… Tổng chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến khoảng 6.490 tỷ đồng mỗi năm, trong đó riêng Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khoảng 3.036 tỷ đồng.Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ được khai trương từ tháng 3/2020, đã kết nối với 16 bộ, cơ quan, 20 chế độ báo cáo và 61/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khi điện tử hóa các báo cáo, quy định từ cấp xã, huyện, tỉnh và bộ, ngành lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết nối qua hệ thống, ước tính sẽ tiết kiệm được cho ngân sách 460 tỷ đồng mỗi năm.
Trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, các bộ, cơ quan đề nghị sớm ban hành bổ sung các văn bản quy định về chất lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin khi có quan nhà nước thuê dịch vụ sử dụng hệ thống. Để Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc sớm hoàn thiện, có khả năng vận hành, sử dụng thống nhất, hiệu quả trên toàn quốc, Bộ Tư pháp kiến nghị Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài chính, UBND các tỉnh ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đặc biệt là kinh phí nâng cấp, bảo đảm cơ sở hạ tầng cho việc vận hành Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tại Bộ Tư pháp và kinh phí số hóa Sổ hộ tịch (dữ liệu lịch sử ) tại các địa phương. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật đầy đủ danh mục mã định danh đơn vị đối với các Bộ, ngành, địa phương đủ 4 cấp chính quyền lên Trục liên thông văn bản quốc gia; hỗ trợ hiển thị đủ 4 cấp chính quyền trong công cụ tìm kiếm, sắp xếp đối với cơ quan, đơn vị có mã định danh đơn vị trên Trục liên thông văn bản quốc gia. *Cần phải có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu từ nhiều cơ quan Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho hay, việc nhận và gửi văn bản điện tử đã được Bộ triển khai từ 10/2018, sau 6 tháng, 100% văn bản được thực hiện ký số. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Nội vụ đã tổ chức tập huấn cho 8 đơn vị của bộ, trải rộng đến tận cấp phòng, các địa phương. Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, thời gian tới cần có sự thống nhất trong triển khai gửi và nhận văn bản điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tiết kiệm chi phí và thuận lợi trong điều hành. Bộ Nội vụ ít dịch vụ công hơn các bộ khác nhưng đã thành lập bộ phận một của tại Bộ nội vụ và cũng đã hoàn thành toàn bộ hệ thống biểu mẫu, ban hành thông tư và đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương thực hiện... Đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện cải cách hành chính và giải quyết công việc trên nền tảng điện tử, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các cơ quan cần tiến hành hoàn thiện sớm chế độ báo cáo 4 cấp, đặc biệt quy trình thông tin về dịch vụ công phải được cắt giảm mới theo tinh thần là nội dung nào người dân, doanh nghiệp cần thì triển khai quyết liệt, các dịch vụ nào người dân có nhu cầu lớn phải triển khai sớm chứ không phải đưa lên lên cho “đẹp sổ” hay vì thành tích. Theo Bộ trưởng, việc các Bộ liên thông, kết nối, chia sẻ, tích hợp dịch vụ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia rất quan trọng để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt nhất. Ví dụ, muốn đăng ký xe qua mạng, cần phải có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu từ nhiều cơ quan, nhiều Bộ khác nhau.Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, các sản phẩm này đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn và chỉ có thể thành công với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, quyết tâm cao và sự thay đổi tư duy mạnh mẽ của các bộ, cơ quan liên quan./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về Chỉ số Phát triển Chính phủ Điện tử
07:30' - 18/07/2020
Theo báo cáo của Liên hợp quốc về Chỉ số Phát triển Chính phủ Điện tử (EGDI) 2020, Việt Nam thuộc nhóm nước có chỉ số cao và xếp hạng 86, tăng 2 bậc so với năm 2018.
-
Công nghệ
Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử để xây dựng kinh tế số, chính phủ điện tử
13:15' - 23/06/2020
Ngày 23/6, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.