Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 1: Bước chuyển biến về tư duy
Tp. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, có GRDP, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, đóng góp ngân sách... của thành phố đều chiếm từ 20-30% cả nước. Thành phố không ngừng năng động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá, linh hoạt; trong đó chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh được thực hiện xuyên suốt 20 năm qua.
Nhân dịp này, TTXVN thực hiện chùm 4 bài viết với tiêu đề: "Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường", nhằm điểm lại những dấu ấn trên hành trình kiến tạo nên một chương trình mang đậm chất "thương hiệu" của riêng Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, góp phần đánh giá những đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của chương trình đối với Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trên cả nước nói chung.
Bài 1: Bước chuyển biến về tư duy
Chương trình Bình ổn thị trường Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai trên địa bàn thành phố qua 20 năm đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức "bình ổn giá" sang "bình ổn thị trường". Đến nay, chương trình đã trở thành công cụ điều tiết giá cả thị trường nhiều nhóm mặt hàng thiết yếu thông qua điều tiết cung – cầu hàng hóa, giảm tối đa những biện pháp can thiệp hành chính lên giá bán hành hóa tiêu dùng thiết yếu.
*Phát huy mọi nguồn lực
Tp. Hồ Chí Minh với vai trò là một trung tâm lớn về kinh tế, đầu mối giao thương liên kết nhiều tỉnh, thành và hội nhập quốc tế của cả nước. Thành phố cũng là một trong những địa phương đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thống kê, với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ luôn chiếm từ 20-30% cả nước, Tp. Hồ Chí Minh được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn, kết nối hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xuất phát từ vấn đề vẫn còn một bộ phận người nghèo, công nhân, người lao động thu nhập thấp, chịu tác động đầu tiên và trực tiếp ngay khi có biến động giá cả hàng hóa thiết yếu, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã khởi xướng chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong 20 năm qua.
Ở giai đoạn đầu, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh chỉ có thành phần kinh tế nhà nước tham gia, hiện tại chương trình đã huy động tất cả thành phần kinh tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đồng hành tham gia thực hiện bình ổn thị trường. Trong số đó, có thể kể đến khu vực kinh tế tư nhân, khu vực vốn đầu tư nước ngoài... đang ngày càng đóng góp lớn vào hiệu quả triển khai chương trình, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và thị trường thành phố. Chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh ngày càng cho thấy, đảm bảo yêu cầu phát huy sức mạnh mọi nguồn lực, tận dụng thời cơ thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất là đóng góp chăm lo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, chương trình cũng là một trong những giải pháp hiệu quả tạo thế chủ động cho nền kinh tế Tp. Hồ Chí Minh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; tích cực giải quyết tốt vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân và người lao động. Thông qua chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nghiệp đã từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm.Chương trình cũng trở thành cầu nối gắn kết sản xuất và thương mại, góp phần giải quyết vấn đề thiếu đồng bộ trong công tác xúc tiến thương mại và thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng trong những thời điểm sức mua của xã hội không tăng.
Theo bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, một trong những giải pháp quan trọng của chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh không thể không kể đến là thể hiện rõ vai trò quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Chương trình nhận được sự đồng thuận ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, với cả hệ thống chính trị kiên trì tổ chức, chỉ đạo và ngày càng lan tỏa đến nhiều địa phương trên cả nước. Đồng thời, chương trình còn được Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đánh giá cao và chỉ đạo nhân rộng phù hợp với diễn biến thị trường.
Xuyên suốt 20 năm, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển, minh bạch, lành mạnh thị trường nội địa trên địa bàn thành phố. Những đơn vị tham gia chương trình, từ sở ngành đến doanh nghiệp, đơn bị bán lẻ... đều kiên trì đa dạng giải pháp ổn định giá cả nhóm mặt hàng thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là thời điểm thị trường biến động giá cả. Bà Phan Thị Thắng đánh giá, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh còn phát huy hiệu quả thực hiện thành công Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, chương trình giúp doanh nghiệp yên tâm, mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn, liên kết chặt, hình thành chuỗi cung ứng... Đặc biệt, doanh nghiệp được tạo động lực và đầu tư về công nghệ, trang thiết bị, con giống, trang trại, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu… thông qua phương thức liên kết vùng, hình thành các chuỗi cung ứng liên vùng, gắn kết thị trường giữa các địa phương.Nhờ vậy, Tp. Hồ Chí Minh phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng tầm hợp tác phát triển kinh tế nhiều địa phương, nhất là các tỉnh, thành Đông – Tây Nam bộ theo hướng thiết thực và hiệu quả, cũng như thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
*Quy mô ngày càng mở rộng
Báo cáo của Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, danh mục hàng hóa thực hiện chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh tăng từ 1 nhóm mặt hàng (lương thực, thực phẩm) lên 4 nhóm mặt hàng (lương thực thực phẩm, sữa, dược phẩm thiết yếu và các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng).
Trong năm 2021 và 2022, chương trình bổ sung thêm một số nhóm mặt hàng phục vụ người dân phòng chống dịch COVID-19, từ đó cho thấy vai trò quan trọng của chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh trong những giai đoạn biến động thị trường.
Từ giải pháp dự trữ hàng hóa là chủ đạo, đến nay chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện bình ổn thị trường trong dài hạn, tập trung thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng hiện đại, năng suất cao; đảm bảo nguồn cung dồi dào.
Chương trình còn chú trọng phát triển nhanh hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả logistics, lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, giảm chênh lệch từ giá thành sản xuất đến và giá bán tiêu dùng.
Chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, đã cụ thể mục tiêu từng giai đoạn bằng những nội dung trọng tâm như huy động nguồn lực tham gia; triển khai chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất; tăng cường hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu, phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu; tạo nguồn hàng với nhiều tỉnh, thành...Ngoài ra, từ 2 doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tiên thì đến nay chương tình đã huy động 69 doanh nghiệp và 12 tổ chức tín dụng; trong đó có nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao.
Cụ thể, có thể kể đến những thương hiệu nổi bật, gồm: VISSAN, Ba Huân, Vinh Phát, Tấn Vương, Colusa-Miliket, Bình Tây, Liên Thành, Cholimex, Vinamlik, MR.Vui, Miti... Phần lớn hệ thống phân phối lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đều đã tham gia chương trình như Saigon Coop, Bách Hoá Xanh, MM Mega Market, Cental Retail, SATRA, MM Mega Market, Cental Retail, Aeon Citimart, GS25… Trên cơ sở này, tổng sản lượng hàng tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh ngày càng lớn, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá trên địa bàn thành phố, cũng như khu vực lân cận. Thống kê năm 2022, lượng hàng trứng gia cầm bình ổn thị trường chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%... Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, tính chung gia đoạn từ năm 2002-2022, hạ tầng thương mại Tp. Hồ Chí Minh có những bước chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng; không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh với cơ sở vật chất thường xuyên được đầu tư, nâng cấp và đổi mới. Trong giai đoạn này, thành phố đặt nền móng xây dựng và đầu tư phát triển thành công 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm. Còn hệ thống chợ truyền thống được cải tạo, mạng bán lẻ hiện đại được doanh nghiệp trong nước xây dựng chiến lược bài bản, nhiều tập đoàn nước ngoài xuất hiện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng góp phần hoàn thiện hạ tầng thương mại thành phố so với mặt bằng chung cả nước.Hiện tại, Tp. Hồ Chí Minh có 235 chợ truyền thống (3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng I, 52 chợ hạng II, 166 chợ hạng III và chợ tạm), 237 siêu thị (106 siêu thị tổng hợp có kinh doanh thực phẩm và 131 siêu thị chuyên doanh), 46 trung tâm thương mại và 3.012 cửa hàng tiện lợi…
Riêng về phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh được triển khai thông qua nhiều phương thức như hệ thống phân phối của doanh nghiệp bình ổn thị trường; hỗ trợ phát triển điểm bán bình ổn thị trường tại các chợ truyền thống; giới thiệu mặt bằng, liên kết doanh nghiệp bình ổn thị trường liên kết đầu tư xây dựng cửa hàng bình ổn thị trường...Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 10.983 điểm bán hàng bình ổn thị trường, gồm: 4.209 điểm bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; 881 điểm bán các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; 1.711 điểm bán sữa và 4.182 điểm bán các mặt hàng dược phẩm./.
Xem thêm:
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 2: Đột phá cơ chế giá và tạo vốn
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 3: Kết nối chuỗi cung ứng liên vùng
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài cuối: Nâng tầm chương trình cho giai đoạn mới
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 50 qua huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
11:54' - 27/12/2022
Sáng 27/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) đã khởi công dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Tp Hồ Chí Minh thành hình mẫu đổi mới, sáng tạo về ứng dụng khoa học công nghệ
17:37' - 23/12/2022
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 389/TB-VPCP ngày 22/12/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Thị trường
Indonesia nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để bình ổn thị trường
08:09' - 17/12/2022
Theo Tân Hoa xã, ngày 16/12, Cơ quan Logistics quốc gia Indonesia (Bulog) thông báo đã nhận 5.000 tấn gạo nhập khẩu từ Việt Nam tại cảng Tanjung Priok.
-
DN cần biết
Bàn giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hoá dịp Tết
12:59' - 08/12/2022
Tết Nguyên đán rất gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.