Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 2: Đột phá cơ chế giá và tạo vốn
Đồng thời, nguồn vốn thực hiện chương trình từ hình thức Nhà nước ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa sang hình thức xã hội hóa, kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
*Giá luôn thấp hơn thị trường
Nếu ở những giai đoạn đầu, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh chỉ thực hiện giải pháp bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm, thì từ năm 2010 đến nay, chương trình được triển khai bình ổn giá xuyên suốt cả năm.
Từ nguyên tắc cố định giá, chương trình thực hiện điều chỉnh giá bán linh hoạt kịp thời, đảm bảo hợp lý và có khả năng dẫn dắt thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý, từ năm 2014, thành phố đưa vào sử dụng biểu trưng (logo) chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh thể hiện sự thống nhất về mục tiêu, ý nghĩa của tất cả các bên tham gia chương trình.
Hệ thống nhận diện thương hiệu của chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh cũng từng bước được hình thành, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của sản phẩm, mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường, góp phần quảng bá hình ảnh, tạo sức lan tỏa của chương trình.
Đối với chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đều tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng nhận diện, phân biệt sản phẩm, điểm bán hàng bình ổn thị trường với các sản phẩm, điểm bán khác trên địa bàn.Song song đó, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh luôn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, với nguyên tắc giá hàng hóa bình ổn luôn thấp hơn thị trường từ 5-10%.
Ông Nguyễn Đình Tuệ, đại diện Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HUBA) cho hay, chương trình Bình ổn thị trường của Tp. Hồ Chí Minh đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, người tiêu dùng… và cộng hưởng cùng với chủ trương vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".Trong suốt 20 năm có nhiều khi gặp khó khăn, nếu không bền chí của nhiều đơn vị tham gia thì khó vượt qua và duy trì được tính liên tục của những tiêu chí cho hàng hóa như chất lượng, số lượng và giá cả, nhất là đảm bảo mọi thời điểm giá cả phải thấp hơn thị trường từ 5-10%.
Cụ thể, trong giai đoạn khó khăn nhất như dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp vừa qua, người dân hoang mang, đẩy mạnh thu gom tích trữ, trong khi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, phân phối... gặp nhiều khó khăn thì những đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới.Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường, góp sức cùng chính quyền thành phố duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn biến động thị trường hàng hóa và giá cả.
Về phía nhà bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) chia sẻ, trong 16 năm triển khai chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng hàng bình ổn của Saigon Co.op bình quân đạt 10.000 tấn/năm; trong đó nhóm mặt hàng bình ổn thiết yếu chiếm 70-80% tỷ trọng.So với năm đầu tiên (năm 2006) tham gia chương trình thì đến năm 2021, sản lượng hàng bình ổn của Saigon Co.op đã tăng gấp 8 lần; tỷ lệ hàng Việt tăng từ 80% lên trên 90% trong cơ cấu hàng hóa, riêng các mặt hàng bình ổn luôn đảm bảo 100% là hàng Việt.
Số lượng điểm bán bình ổn của Saigon Co.op cũng được mở rộng đến nhiều tỉnh thành khác, tăng từ 17 điểm bán (2006) lên hơn 600 điểm bán trên cả nước (riêng tại Tp. Hồ Chí Minh là 422 điểm bán).Hàng năm, Saigon Co.op đều chủ động lên kế hoạch tham gia chương trình bình ổn suốt cả năm với 9 nhóm hàng chính và các mặt hàng phục vụ cho mùa tựu trường, kinh doanh các mặt hàng của những nhà cung cấp tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
Tương tự, hầu hết đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đều không ngừng đổi mới, sáng tạo, vừa khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thương trường, vừa là cầu nối mang hàng hóa và dịch vụ chất lượng, tiện lợi đến với người tiêu dùng, góp phần kích thích phát triển kinh tế, bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.Qua đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước và đồng bào bằng việc thực hiện tốt nhiệm vụ do UBND Tp. Hồ Chí Minh giao về chương trình Bình ổn thị trường, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"...
*Xã hội hóa nguồn vốn
Trên hành trình xuyên suốt 20 năm qua, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã tạo ra những bước đột phá với cơ chế xã hội hóa nguồn vốn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn quy mô lớn từ 12 tổ chức tín dụng như HFIC, Sacombank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank…
Chương trình trở thành "bệ đỡ" cho doanh nghiệp an tâm đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển hệ thống phân phối, dự trữ nguồn hàng… tạo nguồn cung ứng hàng hóa chất lượng và ổn định thị trường.
Điển hình, nguồn vốn thực hiện chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh từ hình thức nhà nước ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đã sang hình thức xã hội hóa, kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2002-2005, chương trình được triển khai với số vốn bình ổn 45 tỷ đồng, Thành phố đã giao cho 2 doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Thương mại Sài gòn và Công ty Lương thực Tp. Hồ Chí Minh thực hiện với cơ chế tạm ứng vốn trong vòng 3 tháng.
Bước sang giai đoạn 2005-2010, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách, giải pháp phù hợp và chuyển từ cơ chế tạm ứng sang cơ chế cho vay không lãi ủy thác thông qua Quỹ Đầu tư phát triển đô thị nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh.Việc chuyển cơ chế này góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình, kịp thời giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc dự trữ nguồn hàng; tạo sự chủ động điều chuyển vốn giữa các đơn vị tham gia chương trình.
Từ kinh nghiệm thực tiễn những năm trước, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh ở giai đoạn 2010-2013 được thực hiện xuyên suốt cả năm với cơ chế xã hội hóa một phần nguồn vốn thực hiện chương trình. Theo đó, doanh nghiệp chủ động một phần vốn thu mua, dự trữ hàng bình ổn thị trường; hoặc một số doanh nghiệp chủ động hoàn toàn nguồn vốn thực hiện chương trình. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 đến nay, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh huy động tất cả thành phần kinh tế đồng hành tham gia thực hiện bình ổn thị trường, không phân biệt thành phần kinh tế, nên nguồn vốn thực hiện chương trình đã hoàn toàn xã hội hóa thông qua kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.Cũng từ năm này, Tp. Hồ Chí Minh xã hội hóa 100% nguồn vốn thực hiện chương trình bằng giải pháp vận động, thu hút tổ chức tín dụng xây dựng gói vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh triển khai đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn nội dung thông báo đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở thông tin nhận được từ Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, có thể kể đến những ngân hàng thương mại đã tham gia chương trình, gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu; Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương... Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh góp phần hài hòa được lợi ích của các bên.Cụ thể, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, chủ động sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, đáp ứng đa dạng mục đích của doanh nghiệp; trong khi đó các tổ chức tín dụng thiết lập quan hệ với doanh nghiệp bình ổn thị trường là những doanh nghiệp có quy mô, uy tín cao, hoạt động bền vững và tiềm năng phát triển dài hạn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết thêm, các ngân hàng thương mại đã tích cực tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, với doanh số cho vay đạt khoảng từ 1.600 tỷ đồng đến hơn 5.800 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 10 - 41 doanh nghiệp tùy từng năm. Lãi suất cho vay dành cho chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh thấp hơn lãi suất cho vay thông thường khoảng 1-2%/năm./.Xem thêm:
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 1: Bước chuyển biến về tư duy
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 3: Kết nối chuỗi cung ứng liên vùng
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài cuối: Nâng tầm chương trình cho giai đoạn mới
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bàn giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hoá dịp Tết
12:59' - 08/12/2022
Tết Nguyên đán rất gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.
-
Thị trường
Hiệu quả từ Chương trình Bình ổn thị trường
15:44' - 21/10/2022
Bình ổn giá là giải pháp mà Tp. Hồ Chí Minh lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thông qua Chương trình Bình ổn thị trường.
-
Thị trường
TP. Hồ Chí Minh bình ổn thị trường thương mại, dịch vụ
12:19' - 03/08/2022
Mặc dù giá xăng dầu có xu hướng giảm sâu nhưng mới chỉ tác động giúp bình ổn thị trường giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, còn chưa đủ sức kéo giảm theo.
-
Doanh nghiệp
Vai trò của Petrolimex như thế nào trong bình ổn thị trường xăng dầu?
08:36' - 31/07/2022
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đã làm tốt vai trò bình ổn thị trường và chia sẻ với khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.