Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 3: Kết nối chuỗi cung ứng liên vùng
Cùng với đó, qua 20 năm triển khai chương trình đi vào chiều sâu là nhờ vào kết quả từ việc Tp. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chương trình, đề án bổ sung hỗ trợ; thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, phát triển...
*Tạo nguồn hàng nội địa
Hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển, minh bạch và lành mạnh thị trường nội địa, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ với các chương trình, đề án lớn của thành phố; trong đó, có thể kể đến như chương trình kích cầu đầu tư; chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị; chương trình kết nối cung - cầu, phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu, tạo nguồn hàng với các tỉnh, thành…
Với bối cảnh, nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tp. Hồ Chí Minh tự cung ứng khá hạn chế, chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ những địa phương lân cận, công tác tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố được gắn chặt với chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung – cầu với các tỉnh, thành lân cận.
Cụ thể, nguồn cung thịt gia súc, thịt gia cầm chủ yếu từ tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương...; rau củ, quả (Lâm Đồng, Tiền Giang); gạo (An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang...).
Mặc dù vậy, trước năm 2011, hoạt động lưu thông hàng hóa từ các tỉnh, thành về Tp. Hồ Chí Minh mang tính tự phát, nguồn hàng không ổn định do thiếu thông tin thị trường. Điều này còn dẫn đến tình trạng thị trường hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh lúc thừa, lúc thiếu; kiểm soát về an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ; chi phí vận chuyển cao do không được sơ chế tại nguồn... Nhận thức được yêu cầu phải có sự gắn kết giữa các địa phương, thúc đẩy việc hình thành đa dạng chuỗi cung ứng, phát huy thế mạnh liên vùng; đồng thời Tp. Hồ Chí Minh cũng đã ký hợp tác kinh tế - xã hội với 35 tỉnh, thành trên cả nước. Trong lĩnh vực thương mại, được sự chỉ đạo của Thành ủy, Tỉnh ủy, UBND Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành; ngày 12/12/2011 Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã ký Bản thỏa thuận hợp tác thương mại với Sở Công Thương của 20 tỉnh, thành. Đến nay, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đã ký hợp tác thương mại với 22 tỉnh, thành, gồm: 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ; 1 tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ; 3 tỉnh vùng Tây Nguyên. Để triển khai hiệu quả, Sở Công Thương các tỉnh, thành đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai việc quản lý nhà nước, quy hoạch ngành, hợp tác đầu tư, liên kết trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ... nhằm nâng cao chất lượng của chương trình. Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa đã trở thành sự kiện thường niên từ năm 2012 đến nay, mỗi kỳ tổ chức thu hút bình quân hơn 40 địa phương tham gia và là nơi gặp gỡ giao thương giữa hệ thống phân phối, nhà tiêu thụ với nhiều nhà cung cấp. Lũy kế đến nay, hội nghị này đã kết nối thành công 4.347 hợp đồng, biên bản ghi nhớ với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 7.000 tỷ đồng/năm. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, sự phối hợp giữa Đồng Tháp và Tp. Hồ Chí Minh thực hiện bình ổn thị trường đã giúp cộng đồng doanh nghiệp của hai địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu an toàn, kênh phân phối hàng hóa... của nhau. Tp. Hồ Chí Minh giới thiệu cho Đồng Tháp các doanh nghiệp bình ổn thị trường tham gia Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, cụm công nghiệp gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tp. Hồ Chí Minh hỗ trợ liên kết đầu tư giữa hai địa phương về phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hình thành đa dạng chuỗi cung ứng hàng hóa với nhiều thương hiệu bán lẻ đến từ Tp. Hồ Chí Minh như siêu thị Co.opmart chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh... Còn đại diện Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho hay, đối với chương trình Bình ổn thị trường đã được UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm chỉ đạo thực hiện liên tục từ năm 2011 đến nay. Hàng hóa sản xuất tại địa phương được tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ của Tp. Hồ Chí Minh, không chỉ góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, mà còn có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất chuyển dịch theo hướng văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp thương mại của Tp. Hồ Chí Minh đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất được chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện.Cụ thể, trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngành công thương Đồng Nai đã quan tâm xử lý nhanh chóng như cấp phép, xác nhận đăng ký chương trình khuyến mại... tạo cơ hội kích cầu tiêu dùng cho doanh nghiệp và thị trường.
*Tiếp sức doanh nghiệp phát triển
Hàng năm, Tp. Hồ Chí Minh luôn mở rộng, tích cực vận động, mời gọi doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh với nhiều hình thức cung ứng, phân phối, hỗ trợ tín dụng...
Đồng hành cùng chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, nhiều thương hiệu doanh nghiệp đã được người tiêu dùng biết đến và gắn liền với thương hiệu bình ổn thị trường, hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Thông qua chương trình, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, liên kết đầu tư, đến nay phần lớn doanh nghiệp bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh đều đã xây dựng các chuỗi liên kết hoàn chỉnh, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài tại thành phố và các tỉnh, thành.
Điển hình, các doanh nghiệp sản xuất như Ba Huân, San Hà, Vĩnh Thành Đạt… đều có nhà máy chế biến thực phẩm quy mô lớn, hiện đại đồng thời thiết lập hệ thống trang trại chăn nuôi, liên kết phủ khắp các tỉnh, thành.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) đánh giá, khi tham gia chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp nhận được nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất kinh doanh, bên cạnh cũng gặp một số khó khăn.Đối với VISSAN, qua 19 năm liên tục đồng hành cùng chương trình đã có động lực mạnh mẽ thực hiện nhiều giải pháp tái cấu trúc hoạt động từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, giết mổ, dự trữ, lưu thông phân phối... giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.
Chương trình giúp tạo cầu nối giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng mang lại ít thiết thực cho các bên. Trong đó, người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo; còn nhà sản xuất được tạo điều kiện sản xuất, đầu ra ổn định và doanh nghiệp phân phối ổn định nguồn cung cho thị trường. Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho rằng, tác động của chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại trên địa bàn thành phố mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều tỉnh, thành cả nước. Điều này, góp phần khai thác đa dạng tiềm năng và nâng tầm quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa Tp. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương theo hướng thiết thực và hiệu quả. Chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh không chỉ trở thành thương hiệu của thành phố mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp an tâm đầu tư nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị, máy móc... để làm sao cho giá thành thấp và chất lượng, giá cả đủ sức cạnh tranh phục vụ người tiêu dùng ngày một tốt hơn. Là doanh nghiệp bình ổn thị trường nhiều năm qua, San Hà được tham gia đa dạng chương trình xúc tiến thương mại, chương trình kết nối cung cầu với các địa phương, được tiếp cận nguồn cung ứng liệu phong phú hơn, có truy xuất nguồn gốc... Từ đó, doanh nghiệp bảo đảm cho chất lượng hàng hóa sản phẩm doanh nghiệp được nâng cao, góp phần để cung ứng thị trường sản phẩm an toàn, giá cạnh tranh... và xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp. Ghi nhận ý kiến một số doanh nghiệp khác cũng cho rằng, người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm chất lượng với giá bình ổn là nhân tố chính tạo động lực cho doanh nghiệp cải thiện tổ chức sản xuất - kinh doanh.Vì vậy, chương trình Bình ổn thị trường Tp. Hồ Chí Minh không dừng lại ở việc giúp doanh nghiệp giá trị gia tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa mà còn tăng cường liên kết doanh nghiệp các tỉnh, thành nhằm tạo điều kiện sản phẩm vùng miền mang từ các địa phương đến với thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
Ngược lại, những sản phẩm chế biến tại Tp. Hồ Chí Minh cũng được phục vụ khắp thị trường các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, giao thương kết nối sẽ là động lực giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường thương mại tự do./.Xem thêm:
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 1: Bước chuyển biến về tư duy
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài 2: Đột phá cơ chế giá và tạo vốn
>>Điểm sáng 20 năm bình ổn thị trường - Bài cuối: Nâng tầm chương trình cho giai đoạn mới
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bàn giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hoá dịp Tết
12:59' - 08/12/2022
Tết Nguyên đán rất gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân đón Tết cần được triển khai từ sớm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.
-
Thị trường
TP. Hồ Chí Minh bình ổn thị trường thương mại, dịch vụ
12:19' - 03/08/2022
Mặc dù giá xăng dầu có xu hướng giảm sâu nhưng mới chỉ tác động giúp bình ổn thị trường giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, còn chưa đủ sức kéo giảm theo.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bình ổn thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau khi “mạnh tay” xử lý sai phạm
14:58' - 23/04/2022
Các tin tức không tích cực về thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến tâm lý các nhà đầu tư hoang mang và nhiều nhà đầu tư cá nhân có động thái bán lại các trái phiếu đã đầu tư.
-
Thị trường
Bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
16:41' - 20/04/2022
Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La triển khai hiệu quả việc đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng tham gia chương trình bình ổn thị trường
15:25' - 09/04/2022
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tham gia tích cực vào chương trình bình ổn thị trường của thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.