Điểm yếu chí mạng của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng tỏ rõ lập trường cứng rắn trong các chính sách đối ngoại.
Các chiến lược gia về năng lượng lo ngại rằng, nếu xảy ra gián đoạn trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Mỹ, dù chỉ trong thời gian ngắn, thì Mexico sẽ phải đối mặt với những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng hơn cả tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump. Hàng trăm nghìn lao động có nguy cơ mất việc. Các nhà máy, nông trại và khu vực công nghiệp có thể bị đình trệ vì thiếu nhiên liệu. Và điều khiến giới chức Mexico lo lắng hơn cả chính là nguy cơ mất điện trên diện rộng. Nếu xảy ra xung đột kinh tế với Mỹ, viễn cảnh các thành phố lớn rơi vào tình trạng tê liệt, người dân phẫn nộ vì bị hạn chế cấp điện là hoàn toàn có thể xảy ra.
Điều này nhấn mạnh về một trong những điểm yếu lớn nhất của Mexico, khi đối phó với chính quyền Tổng thống Trump là năng lượng và sự phụ thuộc của quốc gia Mỹ Latinh này vào khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Mỹ rất khó thay thế.
Theo ông W. Schreiner Parker, Giám đốc điều hành phụ trách khu vực Mỹ Latinh tại công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, việc gián đoạn xuất khẩu khí đốt từ Mỹ sang Mexico sẽ gây ra “sự hỗn loạn”. Ông cho rằng đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum luôn duy trì thái độ “hòa nhã, niềm nở” với Tổng thống Trump.Hiện nay, khí đốt tự nhiên đã vượt dầu mỏ để trở thành nguồn nhiên liệu chủ lực của Mexico, được sử dụng để sản xuất khoảng 60% lượng điện tiêu thụ trong nước. Theo các chuyên gia, đây chính là lý do khiến một cú sốc về khí đốt có thể gây tổn thất nghiêm trọng hơn cả các biện pháp thuế quan. Giới quan sát không loại trừ khả năng Tổng thống Trump sẽ sử dụng xuất khẩu khí đốt như một công cụ gây sức ép chính trị.Tháng 2/2025, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Năng lượng Quốc gia Mexico, Juan Roberto Lozano, xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn với chuyên trang Natural Gas Intelligence. Ông Lozano cho rằng Chính phủ Mỹ hoàn toàn nhận thức được điểm yếu này và năng lượng có thể trở thành chủ đề gây tranh cãi trong quan hệ song phương.
Tổng thống Sheinbaum đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ. Tháng 4/2025, bà tuyên bố chính phủ sẽ đẩy mạnh khai thác nội địa, nâng sản lượng khí đốt từ hơn 3,8 triệu foot khối/ngày lên 5 triệu foot khối/ngày (1 foot khối = 0,028 m3) vào năm 2030. Đây được xem là bước đi nhằm hạn chế rủi ro từ chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Trump.Tuy nhiên, thách thức là rất lớn. Hiện Mexico vẫn nhập khẩu hơn 70% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ, chủ yếu qua mạng lưới đường ống từ bang Texas. Việc phụ thuộc vào Mỹ là điều dễ hiểu trong bối cảnh các bang Texas và New Mexico sản xuất lượng lớn khí đá phiến, giúp Mexico tiếp cận nguồn nhiên liệu giá rẻ. Chính phủ tiền nhiệm của bà Sheinbaum đã mạnh tay đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là nhập khẩu khí đốt tự nhiên, trong khi lại xem nhẹ các dự án năng lượng tái tạo.Sự trở lại nắm quyền của Tổng thống Trump khiến nhiều người Mexico phải đánh giá lại lập trường này. Ông Raúl Puente, Giám đốc bộ phận lưu trữ dầu ngầm của tập đoàn hóa chất Cydsa, cảnh báo rằng năng lượng hiện đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia. Ông kêu gọi chính quyền Tổng thống Sheinbaum tăng dự trữ khẩn cấp khí đốt tự nhiên trong các hang muối, để đề phòng trường hợp gián đoạn nguồn cung.
Bài học từ quá khứ vẫn còn nguyên giá trị. Năm 2021, cơn bão mùa Đông Uri gây ra khủng hoảng nghiêm trọng tại Mexico. Thời tiết lạnh bất thường đã khiến Thống đốc bang Texas Greg Abbott ra lệnh các nhà sản xuất khí đốt tạm thời dừng xuất khẩu nguồn nhiên liệu đó ra khỏi địa phương. Trong vài ngày đỉnh điểm, lượng khí đốt xuất khẩu sang Mexico giảm tới 90%, gây ra tình trạng mất điện ảnh hưởng đến hơn 5 triệu hộ gia đình tại 26 bang của Mexico.Mexico không thiếu lựa chọn thay thế tạm thời. Một số nhà máy điện có thể sử dụng dầu nhiên liệu hoặc dầu diesel. Tuy nhiên, những nỗ lực này sẽ thể không bù đắp được tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên đột ngột.Quốc gia Mỹ Latinh này cũng khác với châu Âu, nơi có thể nhanh chóng huy động hàng tỷ USD để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Châu Âu, đặc biệt là ở Đức, đã tăng cường xây dựng các nhà ga tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng, phần lớn từ Mỹ.Mexico đang thiếu cả thời gian lẫn nguồn lực. Nếu muốn tìm nhà cung cấp thay thế, nước này sẽ phải xây dựng các nhà ga tiếp nhận khí hóa lỏng, mạng đường ống mới và hạ tầng cảng biển – tất cả đều cần vốn đầu tư lớn và thời gian dài. Hoặc Mexico sẽ phải phát triển ngành công nghiệp khai thác khí phi truyền thống gần như từ con số 0 – điều mà các chuyên gia cho rằng gần như bất khả thi trong ngắn hạn.Ông Ira Joseph, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, khẳng định: “Mexico không có lựa chọn nào khác” vì nước này không kết nối bằng đường ống với bất kỳ quốc gia nào ngoài Mỹ.
Bất chấp những lo ngại về rủi ro địa chính trị ngày một tăng, sự phụ thuộc vào khí đốt Mỹ của Mexico vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Ngược lại, xu hướng còn có thể gia tăng khi Mexico tiếp tục xây thêm các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Một đường ống dẫn khí mới, kéo dài hàng trăm km từ bang Texas đến bán đảo Yucatán ở Đông Nam Mexico, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2025.Giám đốc bộ phận lưu trữ dầu ngầm của tập đoàn hóa chất Cydsa, ông Puente bày tỏ lo ngại rằng các chính trị gia Mexico có thể nói nhiều về “chủ quyền năng lượng”, nhưng thực tế nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh vẫn còn “rất, rất xa” mới có thể tự chủ được nguồn khí đốt.- Từ khóa :
- mexico
- cuộc chiến thuế quan
- thuế đối ứng của mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02' - 11/04/2025
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Doanh nghiệp
Unilever đầu tư nhà máy trị giá 800 triệu USD tại Mexico
08:56' - 11/04/2025
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico.
-
Chuyển động DN
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế mới
08:43' - 11/04/2025
Unilever sẽ đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang Mỹ và Canada, bất chấp chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
-
Đời sống
Mexico xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 đầu tiên ở người
07:00' - 06/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Bộ Y tế Mexico (SSA) xác nhận ca nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên ở người tại quốc gia này. Bệnh nhân là một bé gái 3 tuổi ở bang miền Bắc Durango.
-
Ô tô xe máy
Tập đoàn ô tô đa quốc gia tạm dừng hoạt động 2 nhà máy tại Mexico
13:43' - 04/04/2025
Stellantis cho biết nhà máy của hãng tại thành phố Saltillo, bang miền Bắc Coahuila dự kiến đóng cửa đến ngày 13/4, nhà máy tại thành phố Toluca, bang Mexico sẽ đóng cửa đến ngày 4/5 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30'
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.