Diễn biến mới trong quan hệ thương mại Mỹ-Nga
Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu với tỷ lệ 424 phiếu thuận và 8 phiếu trống, thông qua dự luật tăng thuế đối với hàng hóa từ Nga và Belarus, đồng thời trao cho Tổng thống Biden quyền áp thuế nhập khẩu lớn hơn đối với hàng xuất khẩu của hai nước. Tám nhà lập pháp đã bỏ phiếu chống lại dự luật này đều là đảng viên Cộng hòa.
Dự luật cũng đặt ra các hướng dẫn nghiêm ngặt về thời điểm Tổng thống Mỹ có thể khôi phục quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus dựa trên tình trạng khủng hoảng tại Ukraine.Ngoài ra, chính quyền Biden sẽ có nghĩa vụ thúc đẩy việc loại Nga ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới và phản đối việc Belarus gia nhập nhóm, vốn sẽ phải chịu cả mức thuế cao hơn và các hàng rào thương mại lớn hơn.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết động thái của Hạ viện cho thấy Mỹ sẽ tiến thêm một bước nữa với sự tham gia của nhiều đồng minh để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga.Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga và Belarus.
Tổng thống Mỹ cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào tuần trước, mặc dù các đồng minh của Mỹ đã từ chối cắt đứt khỏi lĩnh vực năng lượng của Nga./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh đình chỉ hợp tác thuế với Nga, Belarus
07:56' - 18/03/2022
Vương quốc Anh ngày 17/3 cho biết đã đình chỉ trao đổi thông tin thuế với Nga và Belarus để phản ứng với chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc đàm phán theo hình thức trực tuyến
18:28' - 17/03/2022
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 17/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết cuộc đàm phán giữa nước này với Ukraine tiếp tục diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá
13:00'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:56'
Nhiều sự kiện kinh tế thế giới quan trọng đã diễn ra trong tuần qua như: Mỹ và Trung Quốc ngừng áp thuế trong 90 ngày và giảm đáng kể các mức thuế quan đối ứng; Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC...
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng có thể công bố các biểu thuế quan mới trong 2-3 tuần tới
15:58' - 17/05/2025
Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng Washington có thể sắp công bố các biểu thuế mới được tính riêng theo từng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu cảnh báo về sức mạnh kinh tế của Mỹ
15:04' - 17/05/2025
Moody's ngày 16/5 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA1 do nợ công gia tăng. Như vậy, Mỹ đã mất xếp hạng tín nhiệm AAA từ một cơ quan xếp hạng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết
14:05' - 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của mình với những kết quả được đánh giá khá tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba thúc đẩy hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam
11:37' - 17/05/2025
Trong nỗ lực đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã có buổi làm việc quan trọng với đoàn doanh nghiệp Việt Nam do Tập đoàn Thái Bình dẫn đầu vào ngày 16/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới
11:16' - 17/05/2025
Tổng thống Mỹ ngày 16/5 cho biết trong 2-3 tuần tới, chính quyền của ông sẽ thông báo cho nhiều đối tác thương mại về mức thuế mới mà họ phải trả nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tiếp tục đề nghị Mỹ miễn toàn bộ thuế
17:55' - 16/05/2025
Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc Ahn Duk Geun một lần nữa đã đề nghị chính quyền Mỹ miễn toàn bộ các loại thuế quan đối với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Khi hàng xuất khẩu Trung Quốc tìm "bến đỗ" mới
15:00' - 16/05/2025
Dòng chảy hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc được điều hướng sang các thị trường mới nổi có thể góp phần kiềm chế lạm phát tại các quốc gia đang phát triển.