Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP
Hội nghị có sự tham dự của 14 Bộ trưởng đến từ châu Phi - đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực định vị Việt Nam như một “điểm đến tri thức” về phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với giá trị bản địa, chuỗi giá trị cộng đồng và hội nhập thương mại quốc tế.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên toàn quốc từ giữa năm 2018. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số sống ở khu vực nông thôn. Từ sau công cuộc Đổi mới năm 1986, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện sinh kế và phát triển nông thôn toàn diện.
Ngành nông nghiệp đóng góp 12% GDP, duy trì đà tăng trưởng ở mức 3,3%, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 62,5 tỷ USD năm 2024. Riêng 6 tháng đầu năm 2025, tăng trưởng nông nghiệp đạt 3,84%, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD (tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước).
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, có tính đến các yếu tố mới nảy sinh, như: tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh và kiểm soát thất thoát lãng phí lương thực, thực phẩm.
Việt Nam đã và đang thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững như cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của Liên Hợp Quốc năm 2021. Nông nghiệp Việt Nam sẵn sàng hội nhập mạnh mẽ, đặt mục tiêu tăng trưởng trên 4%/năm, đóng góp tích cực vào kỷ nguyên mới của dân tộc với mục tiêu tăng trưởng liên tục trên 10%/năm của cả quốc gia.
Nhằm phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tinh thần tự chủ, tự cường, khả năng sáng tạo của mỗi người dân, mỗi cộng đồng để gia tăng giá trị, hình thành các sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc của mỗi địa phương, mỗi vùng, miền; trong đó, chú trọng đến các sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề và nét văn hóa dân gian truyền thống của mỗi cộng đồng nông thôn, từ năm 2018, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm chính thức được Chính phủ Việt Nam triển khai (theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Chương trình này là một phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã được Việt Nam triển khai từ năm 2010.
Tầm nhìn của Việt Nam về OCOP là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, cạnh tranh và bao trùm, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho người dân. OCOP không chỉ là thương hiệu – mà là mô hình tích hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng trong hệ sinh thái sáng tạo, nâng cao năng lực, kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), tính đến nay, Việt Nam có hơn 16.800 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên với sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng, bao bì và thương hiệu; hơn 60% chủ thể ghi nhận doanh thu tăng trung bình 18%/năm. Hàng triệu việc làm được tạo ra, góp phần đáng kể vào nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn.
OCOP đã chứng minh là công cụ hiệu quả giúp trao quyền cho cộng đồng, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của từng cộng đồng nông thôn trong khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Chương trình OCOP của Việt Nam không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng, mà còn hiện thực hóa 4 mục tiêu cốt lõi - "Bốn tốt hơn" của FAO.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề xuất một số định hướng hợp tác Nam - Nam để phát triển Chương trình OCOP gắn với mục tiêu "Bốn tốt hơn" của FAO, đó là: thiết lập mạng lưới và cơ chế chia sẻ chính sách, công nghệ và thị trường giữa các quốc gia trong phát triển sản phẩm OCOP; tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; những đối tượng yếu thế như phụ nữ, người lớn tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… Đồng thời, triển khai thí điểm mô hình hợp tác công – tư – cộng đồng nhằm huy động các nguồn lực tài chính, kỹ thuật và tri thức địa phương.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng kêu gọi sự đồng hành mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các đối tác phát triển song phương và đa phương để thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và hỗ trợ các nước triển khai hiệu quả chương trình OCOP vì một nền nông nghiệp năng động, bao trùm, giàu bản sắc văn hóa và bền vững.
Bà Beth Bechdol, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) chia sẻ, trong bối cảnh hệ thống nông nghiệp thực phẩm đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng - đặc biệt là khi 75% lương thực thế giới chỉ đến từ 12 loài thực vật và 5 loài động vật - OCOP mang đến cơ hội đa dạng hóa sản xuất, tăng cường an ninh lương thực và xây dựng khả năng phục hồi trước những cú sốc. Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP hôm nay sẽ là diễn đàn để châu Á và châu Phi gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm triển khai sáng kiến OCOP: những gì đang hiệu quả những gì chưa hiệu quả và làm thế nào để cùng nhau tiến lên phía trước.
“FAO cam kết đồng hành cùng các quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe hành trình xây dựng chương trình OCOP của Việt Nam, cũng như các bài học giá trị về phát huy vai trò của phụ nữ và nhóm người yếu thế trong nông nghiệp”, bà Bechdol chia sẻ.
Phía FAO cũng đề xuất đẩy mạnh hợp tác Nam - Nam thông qua lĩnh vực phát triển các sản phẩm OCOP. FAO tin tưởng rằng Diễn đàn là sự kiện chiến lược, mở ra hướng đi mới cho hợp tác liên khu vực trong phát triển nông nghiệp và sản phẩm đặc sản gắn với bản sắc địa phương.
Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương Alue Dohong đánh giá cao Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP.
Ông Alue Dohong cho rằng, chính mô hình OCOP của Việt Nam đã truyền cảm hứng để FAO khởi xướng Sáng kiến toàn cầu OCOP. Sáng kiến sau đó được phát triển thành mô hình 'Mỗi quốc gia Một sản phẩm ưu tiên', với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều nước.
Ông Alue Dohong đề xuất thêm, mạng lưới OCOP toàn cầu cần có sự tham gia đồng bộ của các bên: chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nông dân, các nhà khoa học và viện nghiên cứu. Trưởng đại diện FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương khẳng định sẽ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng từ chính kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, sau đó mở rộng mạng lưới để các quốc gia khác cùng tham gia.Ngày mai 16/7, các đại biểu sẽ có chuyến thăm thực địa các mô hình OCOP tại vùng đất di sản Ninh Bình đây không chỉ là cơ hội trao đổi kinh nghiệm, mà còn là khởi đầu của một hành trình hợp tác mới, cùng nhau kiến tạo tương lai cho hòa bình và thịnh vượng toàn cầu.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Khi OCOP thổi hồn vào đặc sản Vĩnh Long
10:43' - 13/07/2025
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long.
-
Kinh tế tổng hợp
OCOP thích ứng sau hợp nhất tỉnh, thành
08:56' - 11/07/2025
Sản phẩm OCOP không chỉ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy tri thức bản địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa chữa Quốc lộ 1 qua Quảng Ngãi kéo dài kéo dài gây ùn ứ, nguy cơ mất an toàn
16:40'
Quốc lộ 1 bị “bo hẹp” do sửa chữa và thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn đang khiến các phương tiện lưu thông trên tuyến gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Anh tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại
10:54'
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, trong vòng 10 năm qua, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh dự kiến đầu tư 2 dự án đường ven biển 5.500 tỷ đồng
09:43'
Tỉnh Quảng Ninh dự định đầu tư 2 dự án đường ven biển trọng điểm (thuộc địa bàn thành phố Hạ Long cũ) với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.