Diễn đàn châu Á Bác Ngao thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực
Với chủ đề “Chung vận mệnh, cùng hành động, cùng phát triển”, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2019 diễn ra tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc từ 26-29/3 tập trung xoay quanh 5 nội dung chính gồm: Kinh tế thế giới mang tính mở; Chủ nghĩa đa phương, hợp tác khu vực và quản trị thế giới; Động lực của sáng tạo; Phát triển chất lượng cao và Tuyến đầu của điểm nóng. Xoay quanh các nội dung này có hơn 60 hoạt động như đối thoại, hội nghị bàn tròn, đối thoại với các giám đốc điều hành (CEO).
Diễn đàn đã công bố 4 báo cáo gồm “Báo cáo về sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi năm 2019”, “Báo cáo về tiến trình nhất thể hóa kinh tế châu Á năm 2019”, “Báo cáo về sức cạnh tranh của châu Á năm 2019” và “Báo cáo phát triển tài chính châu Á”.
*Trung Quốc góp phần tạo sự ổn định cho kinh tế châu Á
GDP của Trung Quốc trong năm 2018 tăng 6,6% so với năm 2017, tổng mức tăng này khoảng 8.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1/3 tổng mức tăng trưởng GDP toàn cầu. Báo cáo liên quan cho biết mặc dù áp lực giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc gia tăng nhưng xét về tổng thể nền kinh tế vẫn vận hành ổn định.
Xem xét các tiêu chí tổng hợp như mức tăng trưởng kinh tế, vấn đề việc làm, vật giá, thu nhập, có thể thấy kinh tế Trung Quốc hiện nay đang vận hành ở mức hợp lý, cấu trúc nền kinh tế được điều chỉnh phù hợp hơn, chất lượng phát triển không ngừng được cải thiện.
Các báo cáo đánh giá sức cạnh tranh tổng hợp của 37 nền kinh tế châu Á xoay quanh 5 tiêu chí như hiệu quả hoạt động của khối hành chính và doanh nghiệp, tình trạng cơ sở hạ tầng, sức sống của nền kinh tế, mức độ phát triển của xã hội, nguồn nhân lực và sức sáng tạo. Trong đó, Trung Quốc liên tục giữ vị trí thứ 9 trong suốt 6 năm gần đây.
Phó Giám đốc Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc Trương Hoán Ba đánh giá trong bối cảnh sức cạnh tranh của các nước châu Á tương đối mạnh, việc Trung Quốc duy trì được vị trí này là khá tốt, bởi cả 5 tiêu chí nêu trên của Trung Quốc đều gia tăng.
Trước diễn biến bất ổn của sự tăng trưởng kinh tế thế giới và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc kiên trì cải cách mở cửa, dùng hàng loạt biện pháp để ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa kinh tế. Những lợi ích từ cải cách mở cửa của Trung Quốc đã và sẽ lan tỏa đến các nước châu Á cũng như kinh tế thế giới.
* Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và châu Á
Việc xây dựng Sáng kiến "Vành đai và Con đường" đang tạo tác dụng tích cực cho kinh tế châu Á, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực Á-Âu, có lợi cho việc làm giảm thiểu rối loạn trong hợp tác kinh tế quốc tế bị gây ra bởi cọ sát, xung đột thương mại, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của châu
Trong 5 năm qua đã có hơn 130 nước và tổ chức quốc tế ký kết văn kiện hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến này. Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước nằm trong hành lang “Vành đai và Con đường” đã lên đến 5.000 tỷ USD; Số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (của Trung Quốc) trong khuôn khổ này đã lên đến hơn 60 tỷ USD, tạo ra hơn 200.000 việc làm cho người dân bản địa.
Kể từ khi Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đi vào hoạt động đến nay đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư liên quan đến các nước, khu vực nằm trong hành lang này với giá trị hơn 5,3 tỷ USD,
* Thúc đẩy hợp tác khu vực để phát triển cùng thắng
Những nhân tố như tình hình thế giới bất ổn, rủi ro địa chính trị gia tăng, việc đòi tái cấu trúc hệ thống thương mại đa phương… đều đe dọa đến sự phục hồi kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 xuống còn 3,7%.
Tuy nhiên, do thực trạng của các nền kinh tế châu Á, báo cáo vẫn tỏ ra tin tưởng vào triển vọng kinh tế châu Á và hợp tác khu vực. Năm 2018, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tăng trưởng 6,5%, đứng đầu thế giới. Trong các tiêu chí lượng hóa, số điểm của 37 nền kinh tế châu Á cũng cao hơn năm 2017 một chút, sự chênh lệch giữa các nước cũng đang được thu hẹp, qua đó phản ánh tình trạng cân bằng, lành mạnh.
Phó Giám đốc Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc Trương Hoán Ba nhận định các nền kinh tế châu Á tăng trưởng dựa vào động lực nội tại và đứng trước cơ hội thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển. Ông cho rằng cùng với việc các nền kinh tế châu Á tiếp tục hội nhập, châu Á có thể sớm thoát khỏi vùng đáy của tăng trưởng kinh tế, và cải thiện môi trường an ninh.
Bên cạnh đó, báo cáo cho rằng, ở cấp độ song phương, các nền kinh tế châu Á cần nâng tầm các Hiệp định thương mại tự do hiện hành, ủng hộ sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là các lĩnh vực như đầu tư, kinh tế số. Ở cấp độ khu vực, cần tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Đôi tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thúc đẩy Sáng kiến "Vành đai và Con đường" phát triển sang giai đoạn mới.
Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao Lý Bảo Đông khẳng định mong muốn chung của các nước là cùng phát triển trong thời đại toàn cầu hóa. Theo ông, việc xây dựng toàn cầu hóa lành mạnh, cân bằng hơn mới đem lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân thế giới. Do vậy, các nền kinh tế châu Á cần tiếp tục đẩy mạnh, thắt chặt hợp tác.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao do 25 nước châu Á thành lập năm 2001 nhằm tạo môi trường đối thoại cấp cao cho chính phủ, doanh nghiệp và các chuyên gia, học giả, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực châu Á. Đến nay diễn đàn này đã trở thành một kênh quan trọng để thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ủng hộ thương mại công bằng và tự do
19:34' - 28/03/2019
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này ủng hộ thương mại công bằng và tự do, đồng thời kêu gọi cải cách hệ thống quản trị toàn cầu nhằm đưa hệ thống này hoạt động hiệu quả...
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung nỗ lực ngăn cản sự suy giảm lòng tin giữa 2 nước
17:05' - 28/03/2019
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố ông không cho rằng có bất kỳ sự suy giảm lòng tin nào giữa hai nước, nhấn mạnh cả hai nước nên nỗ lực để ngăn chặn điều đó xảy ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc
12:31' - 20/12/2018
Ngày 20/12, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn xúc tiến kinh tế Việt Nam-Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ý nghĩa đằng sau Hội chợ Nhập khẩu quốc tế của Trung Quốc
06:30' - 15/11/2018
Giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu dừng lại, mục tiêu của việc tổ chức Hội chợ Nhập khẩu quốc tế của Bắc Kinh vượt qua khuôn khổ một hội chợ thông thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.