Diện mạo kinh tế toàn cầu trong năm 2022 dưới tác động của đại dịch COVID-19
Liệu những biến thể mới có xuất hiện trong những tháng tới để gây thêm xáo trộn cho nền kinh tế ? Đây là điều không ai có thể khẳng định, song sự xuất hiện của biến thể Omicron đã buộc một số nhà phân tích kinh tế xem lại các triển vọng tương lai cho năm 2022.
Nếu Omicron có vẻ gây ra các thể bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các phiên bản trước đây, thì theo Hội đồng Khoa học về COVID-19, biến thể này lại dễ lây lan hơn và sẽ một lần nữa gây xáo trộn cho nền kinh tế. Nhật báo Le Figaro số ra gần đây đã tổng hợp những dự đoán của các chuyên gia kinh tế về xu hướng phát triển toàn cầu trong năm 2022.
Dự kiến tăng trưởng chậm lại
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu trong năm 2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sụt giảm 3,1%, thì sang đến năm 2021, đã phục hồi với mức tăng 5,9%. Tuy nhiên, năm 2022, đà phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ có thể chậm hơn kỳ vọng.
Các chuyên gia kinh tế dựa trên số liệu của Bloomberg đã nhận định rằng tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay không thể vượt quá 4,5%, thấp hơn so với mức ước tính 4,9% của IMF hồi đầu tháng 10.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm nay được dự kiến ở hầu hết các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc. “Ở Mỹ, Pháp và Trung Quốc, các quy định hạn chế để đối phó với dịch bệnh tuy đã được nới lỏng, nhưng vẫn tạo ra sự mất cân bằng và trì trệ, khiến các hoạt động kinh tế xã hội bị xáo trộn. Ngoài ra, biến động về giá cả hàng hóa và dịch vụ cùng sự tăng giá nguyên vật liệu sẽ vẫn tồn tại trong năm 2022 và cả trong năm 2023”, theo dự đoán của Mathilde Lemoine, nhà kinh tế trưởng của tập đoàn Edmond de Rothschild.
Jean-Christophe Caffet, nhà kinh tế trưởng của công ty bảo hiểm tín dụng Coface, thì lạc quan hơn. Ông nói: "Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế hàng đầu sẽ ít gây xáo trộn hơn so với hai năm trước. Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đang ngày càng tiến triển, đặc biệt là ở các nước phát triển và các chính phủ đang dần học được cách quản lý đại dịch tốt hơn.
Mặc dù không đóng vai trò ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh, song vaccine đã thành công trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và các loại thuốc mới đang được phát triển". Nhiều nhà kinh tế học tin rằng đời sống kinh tế và xã hội sẽ dần được bình thường hóa vào năm 2022.
Lạm phát vẫn là một nỗi lo lớn trong năm 2022. Vincent Manuel, Giám đốc đầu tư của Indosuez Wealth Management, bày tỏ: "Hy vọng tỷ lệ lạm phát sẽ trở lại mức bình thường". Giá năng lượng được kỳ vọng sẽ bình ổn trở lại.
Giá dầu dao động ở mức 70-80 USD/thùng đối với dầu Brent trong sáu tháng qua, và các nhà kinh tế hy vọng mức giá này vẫn được duy trì trong năm 2022. Tình trạng thiếu hụt sẽ dần được khắc phục và chuỗi cung ứng sẽ hoạt động trơn tru hơn, mặc dù quá trình bình thường hóa có thể chậm hơn trong vận tải biển và nguồn cung chất bán dẫn.
Một rủi ro khác trong năm 2022 là sự chia rẽ giữa các nước phát triển và các nước khác sẽ ngày càng gia tăng.
"Cú sốc kinh tế liên quan đến cuộc khủng hoảng có tác động tàn phá và kéo dài, đặc biệt là ở các nước kém phát triển nhất, và cách thoát khỏi khủng hoảng của mỗi nước càng làm gia tăng sự phân hóa này", Catherine Lebougre, nhà kinh tế học tại Crédit Agricole, nhấn mạnh.
Bên cạnh những tác động phụ của cuộc khủng hoảng dịch bệnh, còn có những căng thẳng về địa chính trị. Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến vấn đề Ukraine có thể khiến giá khí đốt tăng cao, trong khi mối bất hòa giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục đè nặng lên kinh tế thế giới.
Cách châu Âu chèo lái giữa lạm phát và kiểm soát biến thể mớiĐầu năm nay, châu Âu đã mắc kẹt giữa một mặt là áp lực lạm phát liên quan đến sự kết thúc của cuộc khủng hoảng và mặt kia là “bóng đen” của biến thể Omicron đè nặng lên triển vọng tăng trưởng. Thật khó để định hướng đi trong bối cảnh bất ổn định như vậy.Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, sau khi phục hồi mạnh vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh 4,3% trong năm nay.
Tuy nhiên, dự báo này chưa tính đến biến thể virus mới và tác động tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh do các quy định hạn chế đi lại được tái lập, cũng như tình hình nghỉ việc ồ ạt do lây nhiễm hoặc tiếp xúc với người bệnh.
Các chính phủ do đó đang bị kẹt giữa việc cắt giảm hỗ trợ ngân sách đã được hoạch định và nhu cầu tiếp tục hỗ trợ cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế mới. Đó là lý do vì sao họ đang đặt cược tất cả vào việc giữ cho các nền kinh tế mở nhất có thể, với hy vọng các chiến dịch tiêm chủng sẽ giúp hạn chế mức độ lây lan của làn sóng khủng hoảng dịch bệnh mới này.
Tại Mỹ, nơi chưa chịu ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron, chuyên gia Manuel Maleki tại Edmond de Rothschild dự đoán nếu không có khủng hoảng dịch bệnh, kinh tế Mỹ sẽ có thể phục hồi rất nhanh, thậm chí quay trở lại mức GDP của năm 2019. Động lực của kinh tế Mỹ cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thành công của Cục dự trữ liên bang (Fed) trong nỗ lực cân bằng giữa việc giảm hỗ trợ và tăng lãi suất mà không gây bất ổn thị trường.
Các nước mới nổi: Nguy cơ bất mãn xã hội
Nếu như vào năm 2021, sự phục hồi mang lại lợi ích cho các nền kinh tế mới nổi, thì năm 2022 triển vọng này dường như rất không chắc chắn do sự ảnh hưởng của dịch bệnh và việc chậm trễ trong quá trình đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là ở châu Á và châu Mỹ Latinh.Hiện nay, Chile, Colombia hoặc Malaysia vẫn đang có tỷ lệ tiêm chủng còn hạn chế. Thậm chí ở châu Phi, tỷ lệ tiêm chủng còn rất thấp do không thể tiếp cận nguồn vaccine và một bộ phận dân chúng không mặn mà với việc tiêm chủng.
Tại châu Phi, chỉ 8% dân số được tiêm hai liều vaccine. Trong khi đó, biến thể Omicron có nguy cơ làm chậm lại chiến dịch tiêm chủng đối với các quốc gia này vì các nước phát triển đã quyết định mở rộng chương trình tiêm chủng của họ để đối phó với biến thể mới.
Julien Marcilly, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn Global Sovereign Advisory, đánh giá rằng một rủi ro khác sẽ đến từ "lạm phát, vốn đã tăng mạnh vào năm 2021, sẽ tiếp tục tăng hoặc ít nhất là vẫn ở mức cao trong thời gian đầu năm 2022".
Ông trích dẫn trường hợp tiêu biểu của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mức tăng giá đạt đỉnh 36% vào cuối tháng 12. Lạm phát được thúc đẩy bởi giá thế giới tăng đối với năng lượng và hàng nông sản, bao gồm cả ngũ cốc. Chuyên gia Julien Marcilly bổ sung: "Ngoài lạm phát, nhu cầu trong nước sẽ bị hạn chế bởi việc thắt chặt ngân sách". Điều này tạo ra bất bình xã hội. Một hiện tượng hiếm gặp là các cuộc biểu tình đã nổ ra vào cuối tuần qua ở Kazakhstan để chống lại sự tăng giá khí đốt.
Trung Quốc: Chính sách “Không COVID-19” đè nặng lên sản xuất, kinh doanh
Sự phục hồi đang chậm lại tại Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng. Sau sự hồi phục với mức tăng trưởng 8% vào năm 2021, nền kinh tế nước này kỳ vọng sẽ chỉ tăng trưởng 5,2% vào năm 2022 theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế của Bloomberg.
Những khó khăn của Evergrande, “gã khổng lồ” bất động sản mắc nợ quá nhiều, đang gây bất ổn cho lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm từ 1/4 đến 1/3 GDP của Trung Quốc. Giá than và khí đốt tăng vọt khiến hoạt động của một số công ty bị hạn chế.
Thêm vào đó là những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để kiểm soát COVID-19.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để kích thích nền kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã hạ lãi suất cơ bản để giảm chi phí đi vay. Tuy nhiên, với "sự khép kín của quốc gia này, sự phục hồi tiêu dùng nội địa sẽ mất nhiều thời gian", Mihoko Hosokawa, nhà nghiên cứu tại ngân hàng Mizuho của Trung Quốc, nhận định.
Khả năng phục hồi tăng trưởng bị hạn chế nhiều hơn khi các nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine Sinovac của Trung Quốc dường như không có hiệu quả đối với biến thể Omicron./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai khó đoán định của kinh tế thế giới trong năm 2022
05:30' - 13/01/2022
Theo bài viết đăng trên The Straits Times, dịch bệnh, lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra những thời khắc không thể dự đoán của kinh tế toàn cầu trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022
07:51' - 12/01/2022
Ngày 11/1, Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục.
-
Ngân hàng
IMF lùi lịch công bố dự báo triển vọng kinh tế thế giới
19:09' - 05/01/2022
IMF cho biết sẽ công bố dự báo Triển vọng kinh tế thế giới vào ngày 25/1, muộn hơn 1 tuần so với kế hoạch do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế thế giới có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2022?
11:35' - 28/12/2021
Nhiều định chế tài chính và tổ chức quốc tế đã dự báo sau hai năm chao đảo vì đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới sẽ vững bước hơn trên con đường quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.