Diện mạo nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019 (Phần 1)
Thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thế giới từ năm 2009, với sự ra đời của một loạt ứng dụng như Uber, Airbnb hay Couchsurfing.
“Hiệu quả sử dụng quan trọng hơn quyền sở hữu” – Đó là phương châm hoạt động mang đến thay đổi đột phá trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ những năm gần đây, giữa bối cảnh công nghệ kỹ thuật số và di động đã giúp việc tiếp cận các loại hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với hàng ngàn nền tảng chia sẻ hoạt động trên hầu hết mọi lĩnh vực, đây không còn là sở thích của chỉ một bộ phận giới trẻ mà đã trở thành một phần của xã hội hiện đại.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão, giới chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu kinh tế chia sẻ có giữ được mục đích ban đầu từ thuở sơ khai là giảm thiểu một cách có trách nhiệm tình trạng quá tải trong tiêu dùng (hyper-comsumption) và xây dựng kết nối cộng đồng hay đã đi vào lối mòn của vòng xoáy chạy theo giá cả và lợi nhuận?Sau đây là một số dự đoán đối với tương lai của nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019:
Năm 2019 dự kiến sẽ chứng kiến các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của một số tên tuổi hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ. Và tất nhiên, đi kèm với sự kiện này sẽ là mối nguy về các vụ phá sản quy mô lớn. Cả Lyft và Uber đã rất sẵn sàng với kế hoạch phát hành cổ phiếu trong nửa đầu năm 2019. Uber được định giá 120 tỷ USD (tương đương 94,7 tỷ bảng) trong khi giá trị của Lyft là 15 tỷ USD (11,8 tỷ bảng). Có thể nói, những thay đổi trong cấu trúc sở hữu nhằm phản ánh nhu cầu thực tế của người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tự do (gig economy - nơi người đi làm không gắn kết lâu dài với một tổ chức nào mà chỉ làm thuê ngắn hạn, thời vụ), phương thức rất cần thiết để giải quyết vấn đề phân phối của cải một cách công bằng trong xã hội.Trong khi đó, tại Trung Quốc, một số “siêu sao” về kinh tế chia sẻ lại đang gặp nhiều thách thức. Ví dụ, startup chia sẻ xe đạp Ofo được cho là đang trên bờ vực phá sản, trong khi các nền tảng khác cũng ngập trong khó khăn về tài chính. Bắc Kinh muốn kinh tế chia sẻ chiếm đến 10% GDP quốc gia vào năm 2020 và rõ ràng sự vội vàng trong mong muốn nhân rộng quy mô hoạt động này là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế chia sẻ gặp khó tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các chuyên gia cho rằng trong cuộc đua để phát triển, có hai yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ, đó là sự thay đổi tư duy và niềm tin. Trong đó, thay đổi tư duy không phải là chuyện một sớm một chiều nên việc phát triển quá "nóng" (cho dù dưới hình thức chi tiêu hay giả định về sức tiêu thụ), dẫn đến việc làm mất lòng tin của khách hàng (nếu có) - có thể đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn trong năm 2019.- Từ khóa :
- kinh tế chia sẻ
- uber
- airbnb
- trung quốc
- ipo
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biểu tình phản đối dịch vụ kiểu Uber, nhiều người bị thương
13:03' - 25/01/2019
Ít nhất 14 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các lái xe taxi biểu tình tại Tây Ban Nha ngày 24/1.
-
Doanh nghiệp
Lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giữa GrabTaxi và Uber Việt Nam
18:29' - 02/01/2019
Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tiến hành các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu
17:55' - 03/12/2018
Chiều 3/12, hai đồng Chủ tịch VBF là ông Vũ Tiến Lộc và ông Tomaso Andreatta đã có buổi tiếp xúc với báo chí để cung cấp một số thông tin.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sửa đổi các quy định để thúc đẩy "kinh tế chia sẻ"
11:06' - 26/10/2018
Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm thực hiện các dịch vụ giao thông mới, như ứng dụng đi chung xe của hãng Kakao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.