Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
* Các trường hợp SCIC không được đầu tư
Theo Nghị định 147/2017/NĐ-CP, các trường hợp Tổng Công ty không được đầu tư gồm: Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng Thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng Công ty; góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nghị định cũng quy định Tổng Công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các dự án, lĩnh vực, ngành nghề trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau: Tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng Công ty đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư có hiệu quả; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Tổng Công ty; đảm bảo nguồn vốn của Tổng Công ty khi thực hiện các lĩnh vực đầu tư.
Đồng thời, đối với các công trình, dự án hạ tầng quan trọng mà Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, Tổng Công ty tham gia với vai trò nhà đầu tư tài chính và huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai thực hiện.
Việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước cũng đã được sửa đổi. Cụ thể, việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.
* Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC
Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định SCIC tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và theo Điều lệ này.
SCIC có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan. Vốn điều lệ của SCIC là 50.000 tỷ đồng.
Ngành, nghề kinh doanh chính của SCIC là đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính là đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật; cung cấp các dịch vụ tư vấn về đầu tư, tài chính, chuyển đổi, quản trị, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và các ngành, nghề khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
* Quyền của SCIC
SCIC có quyền: Lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả, có khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, SCIC phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý; góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; các hình thức khác theo quy định của pháp luật; được quyền chủ động quyết định đầu tư thêm vốn, bán vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này; chủ động lựa chọn các hình thức bán vốn mà SCIC đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này; được thỏa thuận mua lại cổ phần, vốn góp đã bán cho nhà đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước.
Đồng thời, SCIC có quyền nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư) theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương; thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn SCIC đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (bao gồm cả phần vốn SCIC tiếp nhận) theo quy định của pháp luật; cử, ủy quyền và đánh giá hoạt động của Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện tại các doanh nghiệp được giao quản lý.
Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này.
Tham gia lựa chọn Người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao vốn về SCIC; thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của SCIC gồm có: Hội đồng Thành viên; Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc; Kiểm soát viên./.
Xem thêm:
>>>Phê duyệt phương án cơ cấu lại Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Tin liên quan
-
Chứng khoán
SCIC sắp chào bán cổ phần 4 doanh nghiệp có vốn hóa lớn
17:05' - 17/11/2017
Đây là những doanh nghiệp đang nằm trong top 30 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Chứng khoán
SCIC dự kiến bán đấu giá 21,79% cổ phần Vinaconex vào ngày 8/12
19:25' - 16/11/2017
SCIC sẽ thực hiện thoái 21,79% vốn điều lệ tại Vinaconex, tương đương 96,25 triệu cổ phiếu VCG.
-
Chuyển động DN
Khi nào SCIC công bố giá 48 triệu cổ phiếu Vinamilk?
14:52' - 18/10/2017
SCIC công bố sẽ bán 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk, tương ứng 48.333.400 cổ phiếu. Mức giá khởi điểm của đợt bán cổ phiếu này dự kiến đến ngày 1/11/2017 mới chính thức công bố.
-
Chuyển động DN
SCIC bán vốn thành công tại 73 doanh nghiệp
17:56' - 14/08/2017
Trong giai đoạn hiện nay, công tác bán vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của SCIC.
-
Kinh tế Việt Nam
SCIC sẽ bán tiếp gần 50 triệu cổ phiếu Vinamilk trong tháng 10 tới
17:56' - 04/08/2017
SCIC sẽ bán tiếp hơn 48 triệu cổ phiếu Vinamilk trong tháng 10.
-
DN cần biết
Duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC
07:09' - 12/07/2017
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu có giải pháp đối với việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trước ngày 15/8
19:45'
Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chậm nhất trước ngày 15/8/2022 tổ chức họp báo, giao ban với các địa phương để xác định nguyên nhân chậm trễ và có giải pháp xử lý,
-
Kinh tế Việt Nam
Dư hơn 355 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn: Bao giờ phân bổ được?
19:29'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến, sau khi Chính phủ đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đợt 3 thì vẫn còn dư 355.483,485 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần gần 4.200 tỷ đồng GPMB cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
18:57'
UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có văn bản đề nghị cấp vốn năm 2022 để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều gì khiến Bình Dương đạt xuất siêu 6,6 tỷ USD?
18:11'
Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 15,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
15:49'
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để khắc phục triệt để các bất cập, tồn tại thu phí ETC?
15:35'
Nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng một tháng để giải quyết các bất cập, tồn tại thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44'
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng nhà hát tại Hồ Tây: Đảm bảo tính pháp lý và kiến trúc
14:17'
Thành phố Hà Nội tổ chức thêm hội thảo để lắng nghe, tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng đầy đủ, thỏa đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, minh bạch
13:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng.